Đuối sức với triều cường

đến hẹn lại lên, mỗi tháng hai đợt triều cường, mỗi đợt kéo dài 4 – 5 ngày. nhẩm tính, người dân nhiều nơi trên địa bàn tp.hcm phải sống 1/4 quãng đời trong cảnh ngập lụt vì triều cường.

đuối sức với triều cường
lực lượng khắc phục sự cố đê bao rạch đỉa, p.hiệp bình phước 21h đêm 13/11.

nước lên, giường nổi

có mặt tại nhà anh nguyễn văn trọng, số 804/6 đường kha vạn cân (q.thủ đức) đúng bữa cơm chiều 14/11. nước triều cường ngập lênh láng cả căn nhà, sâu gần 30cm, chỉ còn chiếc võng là chưa bị ngập. mọi người trong gia đình anh trọng nhường nhau chiếc võng để ngồi ăn cơm. người này ngồi thì người kia đứng. kề bên nhà anh trọng có một cụ bà tóc bạc trắng, đang ngồi co ro trên chiếc ghế nhựa, hai chân để lên bậc thềm. đôi mắt bà cụ dõi theo dòng nước đang tràn qua mấy bao cát, tuôn vào nhà trong sự bất lực.

sự cố vỡ đê rạch đĩa (p.hiệp bình phước, q.thủ đức) đêm 13/11 đã khiến gần 200 hộ dân thuộc khu phố 4 rơi vào cảnh khốn cùng. nhiều gia đình không còn một chỗ để ngả lưng. bà hồ thị kim hằng – số nhà 28/4 đường số 8, vừa chỉ tay vào một tấm ván kê trên 2 chiếc ghế nhựa, vừa nói với chúng tôi: “không còn một chiếc giường nào trong nhà không bị ngập. tôi và đứa cháu ngoại 3 tuổi sẽ phải ngủ qua đêm trên tấm ván này”. những vật dụng khác trong nhà của bà hằng cũng hư hỏng nặng. mấy cái bàn bằng ván ép ở góc nhà đang rã từng mảnh. chiếc tủ lạnh cũng ngập trong nước. cạnh nhà bà hằng là một kho xưởng gần 2.000m2. trang thiết bị, dụng cụ, xe tải của cả nhà xưởng cũng đều ngập chìm trong nước. “nước lên nhanh quá, chúng tôi không kịp trở tay” – một nhân viên giữ xưởng nói.

khu vực quanh vị trí đê vỡ có gần 5.000 gốc mai của các chủ vườn. tất cả đều ngập chìm trong nước. lúc 21h30 đêm 13/11, ông lâm văn công vẫn còn xót xa đứng nhìn vườn mai với hơn 600 gốc của mình đang ngâm trong nước. “bình thường, trung bình mỗi gốc mai tết của tôi sẽ có giá 1 triệu đồng. nước ngập thế này sẽ làm bộ rễ cây mai bị hư, sức sống của cây giảm nên hoa sẽ rất nhỏ, giá chỉ còn khoảng 500 nghìn/gốc, nhưng chưa chắc gì người ta chịu mua. mà nếu ngập còn kéo dài thì chết cả gốc” – ông lâm chua xót.

nợ nần theo con nước

đường phạm thế hiển là một trong những tuyến đường chính của q.8 bị ngập lụt nghiêm trọng trong các đợt triều cường. chị vũ thị lan ở số nhà 2889/15, cho biết: “tôi đang nợ ngân hàng hơn 5 triệu đồng vì đã 3 lần vay vốn để nâng cao nền nhà. bây giờ nền nhà chỉ cách trần gần 2m. nếu có tiền cũng không thể nâng nền tiếp”.

theo báo cáo của bch pclb tp.hcm, đợt triều cường giữa tháng 11/2008, đỉnh triều đạt 1,54m (lúc 17h, ngày 13/11) đã làm vỡ 10 đoạn bờ bao, dài 64m. tính từ ngày 12 đến sáng 16/11, trên địa bàn tp đã có 26 đoạn bờ bao bị vỡ, với tổng chiều dài 132m và tràn bờ một số đoạn có cao trình thấp (do lún tự nhiên), ảnh hưởng trực tiếp đến một số khu vực thuộc 12 phường xã của 7 quận huyện (q.12, thủ đức, bình thạnh, gò vấp, huyện bình chánh, hóc môn và củ chi).

khu vực p.26, q.bình thạnh là điểm ngập nặng nhất mỗi khi có triều cường với mực nước cao  từ 30 – 40cm. mọi con hẻm, nền nhà đều được người dân nâng lên. tuy nhiên, thoát được chỗ này, nước lại ngập nơi khác. với kinh nghiệm nhiều năm sống chung với nước nên đa số nhà dân ở đây ai cũng để sẵn trong nhà vài chục bao cát, máy bơm, xô chậu, một đống vải cũ… để ứng phó khi có triều cường. trung bình một tháng nơi đây ngập khoảng 6 – 7 lần. nhưng lần này, chị nguyễn  thị  kim – một người dân ở đây nói: “mấy lần trước biết lịch ngày nước lên, gia đình dọn đồ đạc lên tầng trên. lần này nước lên bất ngờ, loay hoay mãi mới dọn được ít đồ, số còn lại phải chịu ướt”.

anh trương hồng đào, số nhà 141 đường tam bình (q.thủ đức) cho biết, mỗi năm anh phải chi gần 2 triệu đồng để gia cố 12m bờ bao phía sau nhà. năm nay có nhiều đợt triều cường lớn nên đã 2 lần gia cố, nâng cao bờ bao thêm 40cm với số tiền gần 4 triệu đồng.

người dân trong vùng ngập lụt vì triều cường thuộc các quận huyện: thủ đức, q.8, q.12, bình thạnh, gò vấp… không hề xa lạ với hiện tượng triều cường, họ cố gắng chống chọi lại với thiên nhiên. nhưng họ thật sự cảm thấy đuối sức, khi mà triều cường năm sau cao hơn năm trước và diễn biến ngày càng phức tạp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *