Huyền thoại Cầu Sư Tử

tôi đến pudapest-thủ đô của đất nước hungari tươi đẹp vào những ngày giữa mùa hè, nắng trải vàng trên dòng sông đa-nuýp (danube). mùa này nước sông xanh thẳm và đẹp hơn bao giờ hết. xa xa mấy con tầu nhỏ lấp lánh ánh bạc lướt sóng êm trôi, như không muốn khuấy động một dòng sông thơ mộng và mềm mại như dải lụa này. tôi có cảm giác màu xanh của sông đa-nuýp nơi đây không giống một con sông nào mà từ trước đến nay thường gặp. nó pha lẫn màu xanh của trời với màu xanh của cây lá. có lẽ vì dòng sông đa-nuýp chảy cắt ngang thủ đô budabest với bên buda là đồi núi thoải dần xuống bờ sông phủ một xanh của muôn vàn cây lá, bên kia là pest khá bằng phẳng với những tòa nhà cổ kính đã tạo cho dòng sông này một màu xanh kỳ diệu đến như vậy. nối buda với pest bằng 7 cây cầu nổi tiếng qua dòng sông đa-nuýp mà tôi đã từng nghe và đọc trên sách báo, nay mới được tận mắt ngắm nhìn. cây cầu mà người ta ngợi ca nhất là cầu xích. cầu này có bốn con sư tử bằng đá trắng lúc nào cũng xù bờm tọa ở hai bên đầu cầu trông thật oai phong, lẫm liệt, nên người ta thường gọi là “cầu sư tử”. và tôi cũng được nghe về truyền thuyết của cây cầu này với vị kiến trúc sư sau khi xây dựng xong cầu đã hãnh diện tuyên bố: đây là cây cầu hoàn hảo nhất thế giới, đố ai tìm ra khiếm khuyết nào… quả thật, cây cầu tồn tại qua nhiều năm mà chẳng ai tìm được một khiếm khuyết nhỏ. cho đến lúc một người phát hiện ra 4 con sư tử trên cây cầu không có lưỡi đã khiến vị kiến trúc sư kia phải tự tử vì lòng tự trọng nghề nghiệp của người kiến trúc sư có một tâm hồn nghệ sỹ luôn muốn vươn lên cái hoàn hảo, hoàn mỹ. biết như vậy rồi mà đến đây, lòng tôi vẫn chưa hết khát khao khi được mục kích thấy bốn con sư tử nghiệt ngã này…
 
huyền thoại cầu sư tử
cầu xích (cầu sư tử) trên sông đa-nuýp (budapest, hungari) rực rỡ ánh đèn
 
các cây cầu còn lại trên dòng sông đa-nuýp thì mỗi cây cầu mang một vẻ đẹp riêng. nó trở thành những kiệt tác về kiến trúc nghệ thuật với bàn tay tài hoa của biết bao người thợ hungari cần cù, chăm chỉ đã từng làm nên những lâu đài, ngọn tháp từ thời trung cổ. cầu alexandre, cầu elisabeth – (vinh dự mang tên hoàng hậu elisabeth của đế chế áo – hung hùng mạnh thế kỷ xix)…vẫn một lòng chung thủy điểm tô cho dòng sông đa-nuýp thêm duyên dáng hơn lên. câu chuyện huyền thoại về cây cầu sư tử đó dường như để tôn vinh thêm cho nó một sự hoàn mỹ, hoàn hảo mà thôi, chứ đâu chỉ vì thiếu đi cái lưỡi ở tận trong mồm con sư tử ấy mà làm giảm được tính bền vững cũng như vẻ đẹp của cây cầu. bốn con sư tử là chứng nhân của lịch sử, suốt gần hai thế kỷ nay vẫn “oai phong” ngồi đó hướng nhìn lên budai vár – nơi có chiếc thang máy làm bằng gỗ ngày ngày đưa khách lên du ngoạn thành cổ. thiên nhiên đã phú cho loài người dòng sông đa-nuýp thì tất yếu phải có cây cầu sư tử. dòng sông xanh ấy, cây cầu hoành tráng ấy như được định sẵn trên thế gian này. nó là sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên để tạo cho pudapest một vẻ đẹp lộng lẫy, vĩnh hằng. có những chiếc cầu trên sông đa-nuýp từng bị chiến tranh làm hư hại, gãy đổ, nhưng rồi lại được phục hồi nguyên vẹn như xưa thì sao người ta lại không sửa chữa cái “khiếm khuyết” ấy đi, bằng cách cho con sư tử đá trên cây cầu xích kia một cái lưỡi?… đó là câu hỏi cứ đọng mãi trong tôi để càng suy ngẫm, càng thấy được cái giá trị đến kính phục của cây cầu có một không hai trên hành tinh của chúng ta!
 
nhân câu chuyện này, lòng tôi lại xốn xao nghĩ tới biết bao nhiêu cây cầu ở đất nước việt nam mình, có lẽ nó sẽ gây cho không ít nhà kiến trúc sư phải tự tử như vị kiến trúc sư đã làm lên cây cầu sư tử kia. mà nhãn tiền đấy thôi, cầu cần thơ chưa xây xong đã “khiếm khuyết” đổ sụp nhịp dẫn-không phải kiến trúc sư chết thì hàng chục người thợ, người dân đã chết. nhưng, chúng ta cũng không khỏi kiêu hãnh với cây cầu long biên bắc qua sông hồng (là một trong hai cây cầu sắt hiện còn lại trên thế giới) vẫn mang vẻ đẹp quến rũ được tồn tại hơn một trăm năm nay. và các cây cầu: long biên, chương dương, thanh trì, mỹ thuận, bãi cháy…xây dựng mới sau này cũng được xếp vào loại to, đẹp và hiện đại nhất nhì đông nam á đã làm vinh quang cho đội quân cầu-đường việt nam. tôi tin rằng, rồi đây những cây cầu mang đầy ấn tượng đẹp đẽ như thế và hơn thế nữa sẽ xuất hiện nhiều hơn để nối đôi bờ sông hồng, xứng đáng với cái tên thăng long-hà nội ngàn năm văn vật của đất nước ta…
 
mặc dù công việc khá bận rộn, nhưng chúng tôi vẫn dành thời gian lên thành var cổ kính-ngự trên một đỉnh đồi cao vùng buda để được thưởng ngoạn hết cảnh đẹp của thủ đô budapest tráng lệ! từ trên thành cổ có thể nhìn được toàn bộ khúc quanh uốn lượn của dòng sông đa-nuýp hiền hòa với cây cầu sư tử đổ bóng xuống mặt nước xanh trong. trên thành var vẫn còn nguyên những họng pháo hướng về phía sông đa-nuýp, mang một nét vừa trang nghiêm, trầm mặc, vừa mộng mơ, lãng mạn… tạm biệt thủ đô budapest – từng được mệnh danh là “viên ngọc bên dòng sông đa-nuýp” với cây cầu sư tử huyền thoại…mà cảm xúc trong lòng mọi người khi đến nơi đây không khỏi trào dâng, quyến luyến. và đâu đây như còn vang lên bản waltz của nhạc sỹ thiên tài johann strauss với cái tên mượt mà “sông đa-nuýp xanh”… làm đắm say lòng người!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *