Nhân Kỷ niệm 110 năm (1899-2099) xây dựng và đưa vào sử dụng cầu Trường Tiền, Chợ Đông Ba (Thành phố Huế)

Lịch sử cầu trường Tiền, chợ Đông Ba – Biểu tượng văn hóa Huế

Từ ngày 12 đến 14-6-2009, tại Huế sẽ diễn ra Festival nghề truyền thống Huế 2009 với chủ đề “Nghề truyền thống – bản sắc và phát triển”. trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2009, ngoài việc tôn vinh các nghệ nhân của nghề gốm sứ, sơn mài và pháp lam, còn có những hoạt động gắn với kỷ niệm 110 năm xây dựng, đưa cầu trường Tiền và chợ Đông Ba vào sử dụng.

Cầu trường Tiền, chợ Đông Ba, cùng với sông Hương đã trở thành biểu tượng văn hóa của xứ Huế thơ mộng hơn một trăm năm nay.


Cầu tràng Tiền cũ – di sản văn hóa của Tp. Huế

* Về cầu trường Tiền:

Cầu trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương, nằm giữa thành phố Huế ở gần vị trí xưởng đúc tiền thời Chúa Nguyễn. Cầu do hãng Eiffel (pháp) xây dựng từ năm 1887 đến năm 1899 thì hoàn thành. Từ khi xây dựng đến nay cầu còn có nhiều tên gọi khác như: cầu tràng Tiền, cầu Thành Thái, cầu Clémenceau, cầu Nguyễn Hoàng, nhưng người dân Huế hầu như chỉ biết đến tên gọi cầu trường Tiền.

Qua hơn một thế kỷ thăng trầm cùng xứ Huế, cầu trường Tiền cũng trải qua nhiều lần tu sửa. Khi mới xây dựng lần đầu, cầu có khung sắt, sàn lát ván gỗ, nhưng đã đủ dáng vẻ 6 vài 12 nhịp với chiều dài 401m10, bề ngang lòng cầu rộng 6m20.

Năm 1904, Cầu trường Tiền bị bão làm hư hỏng nặng, 6 vài mất 4 chỉ còn 2.

Năm 1905 cầu được pháp xây dựng lại bằng bê tông cốt thép. Tổng chiều dài cây cầu là 401,10m, rộng 6,20m; có 6 vài, 12 nhịp, mỗi nhịp được thiết kế hình bán nguyệt. Cầu được sơn màu dụ bạc sáng.

Năm 1937, dưới triều Vua Bảo Đại, cầu trường Tiền được “đại trùng tu” và mở thêm hai hành lang hai bên cầu dành cho người đi bộ, xe đạp, với những vòng lan can được mở rộng ở 5 trụ cầu giữa 2 vài để có chỗ dừng chân, tránh nhau rất khoa học và tiện lợi trong giao thông trên cầu.

Năm 1946, cầu bị đặt mìn giật sập hai phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để đi lại.

trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, quân Giải phóng miền Nam đã đánh sập vài 3 và nhịp 7 cầu trường Tiền để chặn địch phản kích tái chiếm Huế. Sau đó chỗ bị sập được sửa chữa lại.

Năm 1991-1995, Nhà nước quyết định đại trùng tu cầu trường Tiền, với số vốn đầu tư là 54 tỷ đồng. Cầu do các công nhân và kỹ sư của Công ty cầu I Thăng Long thi công, có sự giám sát về mặt kỹ thuật của chuyên gia pháp. Tập đoàn Baudin – Chanteauneuf và hãng sơn présiozo (pháp) cung cấp vật tư. trong lần này tu sửa nay cầu thay đổi một số đặc điểm khá quan trọng. Màu sơn cũ của cầu vốn là màu dụ bạc sáng đổi thành màu xanh lam. Các ban công đặt trên hành lang dành cho người đi bộ dừng chân nghỉ ngơi hóng mát bị bỏ hoàn toàn. Lòng cầu bị hẹp lại do có thêm 2 ống sắt nẹp vào hai bên… Cầu được lắp thêm các dàn đèn chiếu sáng nghệ thuật để cố đô lung linh, huyền ảo hơn về đêm.

Đến nay, cầu trường Tiền đã trở thành một phần không thể thiếu của các lễ hội của Huế trong các kỳ Festival quốc tế từ đầu thế kỷ XXI đến nay.

*Về Chợ Đông Ba:

Chợ Đông Ba nằm dọc theo bờ bắc sông Hương, bên đường trần Hưng Đạo, thành phố Huế, cách cầu trường Tiền khoảng 100m về phía bắc.

Xưa kia, chợ Đông Ba được vua Đồng Khánh cho xây dựng năm 1887 ở bên ngoài cửa Chính Đông (cửa Đông Ba) với quy mô chợ nhỏ, ở giữa có đình chợ và quán chợ.

Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái cho di dời chợ Đông Ba ra vị trí dọc theo bờ sông Hương như hiện nay, đình chợ cũ trở thành trường pháp Việt Đông Ba. Chợ Đông Ba thời vua Thành Thái gồm có 4 dãy quán: trước, sau, phải, trái. Mặt trước một dãy 8 gian, mặt sau một dãy 12 gian, dãy phía tay phải 13 gian… đều lợp ngói. Giữa chợ có một toà lầu vuông, ba tầng. Tầng dưới có 4 bức tường, mỗi tường có 2 cửa. Tầng trên 4 mặt đều có cửa, đều có mặt đồng hồ để điểm giờ khắc. trong chợ xây một giếng đá, có hệ thống máy giúp cho việc múc nước. Khi lấy nước dùng tay quay máy, tự nhiên nước trong giếng tràn lên, phun ra.

Năm 1967, chính quyền Sài Gòn cho triệt hạ chợ cũ và xây lại chợ mới. Công trình đang dang dở thì bị bom pháo Mỹ trong chiến dịch Huế Mậu Thân – 1968 bắn phá tan tành. Sau đó chính quyền Sài Gòn cho sửa chữa tạm để buôn bán.

Năm 1987, chợ Đông Ba được nâng cấp, cải tạo với quy mô như hiện nay. Ngoài tòa lầu vuông ở trung tâm, chợ Đông Ba mới có 9 dãy nhà bao quanh cùng 4 khu hàng mới, như chợ cá, khu hàng tự sản, hàng tự tiêu, khu hàng dịch vụ…

trải qua 110 năm xây dựng và phát triển, đến nay Chợ Đông Ba trở thành ngôi chợ lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên-Huế, có tổng diện tích 22.749m2 , với 2.543 lô chính, 175 lô bạ cố định, 500- 600 hộ rong bạ. Bình quân mỗi ngày có trên dưới 7.000 lượt khách vào chợ mua sắm, tham quan, những ngày lễ tết số lượng tăng gấp 2,3 lần. Chợ Đông Ba thật sự là trung tâm thương mại hàng đầu, nơi giao lưu trao đổi hàng lớn của tỉnh, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương… Với những thành tích đó, năm 1999 tập thể tiểu thương chợ Đông Ba đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều Bằng khen, Cờ thi đua khác do các bộ, ban ngành trung ương, địa phương trao tặng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *