Từ vụ Caravelle: Nhà cao tầng cần cẩn thận với hầm ngầm!

vụ cháy nổ tại hầm ngầm khách sạn caravelle (q.1, tp.hcm) do hiện tượng tích tụ khí mêtan (ch4) gióng lên hồi chuông báo động về tính an toàn ở các tòa nhà cao tầng.

“chui” xuống đất, coi chừng cháy nổ
cho đến khi vụ cháy nổ do tích tụ khí mêtan tại khách sạn caravelle xảy ra, trước đây chưa từng có công trình khoa học nào nghiên cứu về nguy cơ này ở các tầng hầm ngầm nhà cao tầng. kể cả trong hồ sơ thủ tục để đưa một tòa nhà vào sử dụng, cơ quan chức năng cũng chỉ tập trung thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy của tòa nhà. còn nguy cơ cháy nổ do hiện tượng tồn tụ hỗn hợp khí chưa được đặt ra.
 

mêtan (ch4) là loại khí có cấu tạo hóa học khá bền vững. về mặt an toàn, khi làm việc với khí ch4 (có thể gọi là khí sinh học), tại áp suất khí quyển, một thành phần hỗn hợp chứa từ 5-15% thể tích ch4 có thể gây cháy nổ khi có tia lửa.

bình thường ch4 không thể tự gây cháy nổ được mà phải có hàm lượng thích hợp và có tác động của nguồn nhiệt như tia lửa điện, tàn thuốc…

để tính được mức công phá của khí ch4 đối với một công trình xây dựng, cần phải có số liệu chính xác như thành phần khí ch4, vị trí cấu trúc không gian xây dựng gây cháy nổ… nhưng chúng ta có thể tính gần đúng như sau: 1m3 khí sinh học khi đốt cháy sinh ra nhiệt lượng khoảng 5200–5900kcal tương ứng với khoảng 5-6kg thuốc nổ tnt.

trong khi đó, hiện nay tại tp.hcm, do “đất chật người đông”, nhiều chủ đầu tư có xu hướng “chui xuống mặt đất” bằng cách thiết kế xây dựng công trình có phần ngầm với công năng sử dụng rất đa dạng như tuyến xe điện ngầm, đường hầm thủ thiêm, bãi đậu xe ngầm công viên lê văn tám, hầm ngầm để xe ở các siêu thị, nhà hàng, rạp chiếu phim… điều đáng quan ngại là những nơi này thường tập trung đông người.

theo một báo cáo của sở cảnh sát phòng cháy chữa chữa cháy (cs pccc) tp.hcm, xu hướng xây dựng hầm ngầm đang ngày càng phổ biến và tăng nhanh. thế nhưng, các tiêu chuẩn quy định và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng các công trình ngầm của nước ta vẫn còn thiếu.

báo cáo này chỉ ra: số tầng và diện tích của công trình ngầm tăng lên thì tính chất, mức nguy hiểm về cháy nổ càng cao. khi xảy ra cháy ở các công trình ngầm, khói nhanh chóng truyền ra khắp nơi với mật độ dày đặc. điều kiện thoát khói ra bên ngoài rất hạn chế, nên nhiệt độ đám cháy trong các tầng hầm ngầm tăng lên rất nhanh. nếu hệ thống thông gió hút khói, tăng áp chống khói và hệ thống thoát nạn của công trình hoạt động không hiệu quả thì mức độ thiệt hại do cháy gây ra đối với con người và tài sản rất lớn.

trong những đám cháy ở tầng ngầm, nhân viên cứu hộ, cứu nạn, cs pccc gặp khó khăn, phức tạp hơn nhiều lần đối với các công trình trên mặt đất vì lối tiếp cận hiện trường hạn chế; khói thoát ra nhiều che khuất tầm nhìn và nhanh chóng chiếm khoảng không gian không khí ở tầng hầm.

theo sở cs pccc tp.hcm, các loại phương tiện chuyên dụng để tổ chức chữa cháy cứu nạn, cứu hộ dưới tầng ngầm chưa có. lực lượng cứu nạn, cứu hộ chưa có kinh nghiệm và chưa được huấn luyện chuyên nghiệp.

hậu quả khó lường

dạo qua một số bãi đậu xe ngầm của các tòa cao ốc, trung tâm thương mại lớn tại khu vực q.1, q.3, q.5, q.10… điểm chung nhất mà pv vietnamnet ghi nhận là ban quản lý tòa nhà thường bố trí các thiết bị kỹ thuật như máy phát điện, máy biến áp, tủ phân phối điện, dây dẫn và cáp điện, bồn nhiên liệu lỏng, kho hàng hóa vật tư và bãi đỗ xe gắn máy, ôtô… tại khu vực hầm ngầm. nước thải lẫn xăng dầu sau khi rửa xe cũng được đổ thẳng vào hệ thống xử lý nước chung của tòa nhà. điều này tạo điều kiện thuận lợi để khí mêtan tích tụ.
 
từ vụ caravelle: nhà cao tầng cần cẩn thận với hầm ngầm!
một góc của hầm ngầm bãi giữ xe của một khách sạn lớn tại trung tâm tp.hcm. 
ảnh: trần duy

pgs-ts đặng hữu diệp, một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cho biết khí mêtan thường xuất hiện ở bãi rác, rơm rạ mục, những nơi có nhiều chất hữu cơ thực vật. khi bị nén ở nồng độ lớn và gặp điều kiện thuận lợi, khí mêtan đến hạn có thể gây ra vụ nổ.

sự cố vừa xảy ra tại khách sạn caravelle tuy rất hi hữu nhưng nó cho thấy, ngành xây dựng chưa chú ý đúng mức về vấn đề này.

theo ts diệp, địa chất của tp.hcm có những vùng đất yếu, thường là bãi bồi của các con sông. chẳng hạn như khu đô thị mới thủ thiêm, nhà bè, tân thuận… cách đây 10-15 năm có rất nhiều đầm lầy. sau khi san lấp, những vùng như thế có khả năng sinh ra nhiều khí mêtan.

ts diệp khuyến cáo, khi tiến hành khảo sát địa chất để xây dựng công trình, đơn vị khảo sát phải thực hiện kỹ lưỡng để có những giải pháp xây dựng thích hợp.

 
từ vụ caravelle: nhà cao tầng cần cẩn thận với hầm ngầm!
một góc bãi đậu xe ngầm được dùng làm nơi chứa đủ thứ lặt vặt. ảnh: trần duy

ts huỳnh quyền, đh bách khoa tp.hcm cho biết, khí mêtan hình thành qua quá trình lên men từ những chất hữu cơ, do vậy việc hình thành khí mêtan phải có nguồn là các chất hữu cơ.

tin liên quan
  • khí metan công phá, khách sạn caravelle cần xem lại móng!
  • sập trần khách sạn caravelle là do cháy khí hỗn hợp
  • khám nghiệm hiện trường vụ sập trần khách sạn caravelle
  • tp.hcm: sập trần sảnh khách sạn caravelle

trong tầng hầm của các tòa nhà cao tầng, nếu có đặt các hầm chứa nước thải, rác thải… và có xảy ra quá trình rò rỉ hoặc nếu trong lòng đất dưới các tòa nhà cao tầng xây dựng có chứa nguồn khí mêtan (hay còn gọi là mỏ mêtan) thì sẽ hình thành việc tích tụ khí mêtan. khi có điều kiện như chập điện hoặc lửa sẽ sinh ra quá trình cháy nổ.

theo ts quyền, bên cạnh vấn đề khí mêtan tích tụ, các chủ đầu tư công trình nhà cao tầng cũng cần lưu ý hiện tượng tích tụ hydrocarbon từ khói thải, cộng với sự rò rỉ nhiên liệu của các động cơ xe thường xuyên ra vào tầng hầm vì đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cháy nổ. “các thành phần này kết hợp với không khí một hỗn hợp mà khi có tia lửa điện hay lửa sẽ sẵn sàng bốc cháy, nổ”- ts quyền nói.

 

vụ nổ điển hình do hiện tượng tích tụ khí mêtan tại khách sạn caravelle (q.1, tp.hcm). ảnh: trần duy

 
ts quyền cho rằng để phòng tránh hiện tượng cháy nổ do sự tích đọng của các chất gây cháy trong tầng hầm của tòa nhà cao tầng, cần phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về thông gió; đảm bảo không có nguồn phát lửa (chập mạch điện, tàn thuốc…). ngoài ra, các hệ thống hầm chứa nước thải, xử lý nước thải… phải tuyệt đối kín và cách ly hoàn toàn với tầng hầm.

tại vn, các phương tiện giao thông chưa được bắt buộc sử dụng hệ thống bô xúc tác để xử lý khói thải động cơ. do vậy, hàm lượng chất ô nhiễm khói thải như co, nox, cox, và các hydrocacbon gây ô nhiễm lớn. tầng hầm là nơi để xe nên mức độ ô nhiễm khá lớn.

các hỗn hợp khí thải khi tích tụ, cộng thêm rò rỉ nhiên liệu, khí sinh vật… sẽ tạo nên một vụ cháy nổ không thể lường hết được hậu quả.

  • trần duy – hương cát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *