Về tháp QUTAB MINAR (Ấn Độ) – một quần thể kiến trúc độc đáo

tháp qutab minar cách thủ đô new dehli (ấn độ) 6 km về phía nam. đây là một công trình kiến trúc nguy nga được unesco đưa vào danh mục “di sản văn hoá thế giới” năm 1993.

tháp qutab minar lừng danh thế giới không chỉ vì ý nghĩa lịch sử và tín ngưỡng của nó, mà còn chủ yếu do nghệ thuật kiến trúc hài hoà, cân đối, giản dị nhưng không kém phần lộng lẫy.

ở ấn độ, sau kỳ quan taj mahal nổi tiếng, thì tháp qutab minar là di tích quan trọng thứ 2 thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước cũng như các giới khoa học trên toàn thế giới

tháp qutab minar khởi công xây dựng vào năm 1199 hoàn thành vào năm 1230. tháp được đặt tên là tháp chiến thắng. tháp qutab minar có phong cách độc đáo, dưới ánh chiều tà tháp càng có dáng vẻ thần bí, được suy tôn là 1 trong 7 kỳ tích của ấn độ. người đặt nền móng xây dựng kỳ quan này là nhà vua qutub’d-din aibak.

tháp qutab minar cao 73m có nhiều đường gân dọc, đường kính đáy tháp là 14,2m, càng lên cao thân tháp càng nhỏ lại đường kính ở đỉnh chỉ còn 2,7m.

tháp chia làm 5 tầng, 3 tầng dưới của tháp xây bằng sa thạch đỏ, hai tầng trên xây bằng đá hoa trắng. bên trong tháp rỗng có cầu thang xoắn ốc gồm 376 bậc lên tới đỉnh tháp.

phía bên phải của tháp là thánh đường hồi giáo quwwat-ul to đẹp uy nghi. đây là nơi các tín đồ tới cầu nguyện và dâng lễ. các tường vách của thánh đường cũng được xây từ đá cẩm thạch và sa thạch màu đỏ thẫm.

ngôi mộ của vua intumis được xây dựng gần đó cũng được trang trí công phu bằng nghệ thuật thư pháp tinh xảo, bắt mắt. tới năm 1311, vua alauddin khilji cho xây dựng cổng alai darwaza đồ sộ, nhiều nét chạm khắc độc đáo và trang trí công phu trong khu vực này.

cạnh tháp không xa còn có một cột sắt đúc gọi là cột mirôli hay visnu pađa (chân của visnu) cao 7m đúc từ thế kỷ thứ iv ở một nơi khác dưới triều đại gúp ta và được mang đến dựng ở đây từ thế kỷ thứ x. cột này nổi tiếng khắp thế giới, đặc biệt với những khoa học gia, vì từ khi đúc đến nay đã hơn 2000 năm mà không bị han rỉ mặc dầu nó đứng giữa trời chịu bao nhiêu bão táp mưa sa. nghe nói ai dựa lưng vào cột sắt vòng 2 tay ra phía sau cột, chạm 2 tay vào nhau thì người đó sẽ gặp may mắn và hạnh phúc. vì thế, ngày nay lúc nào cũng có người đứng tựa vào cột sắt để cầu may./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *