hiện nay, lực lượng lao động của ngành xây dựng có khoảng 2 triệu người. riêng lao động thuộc bộ xây dựng quản lý có khoảng 250 nghìn người, trong đó số công nhân kỹ thuật 150 nghìn người. nhìn chung lực lượng công nhân của ngành xây dựng trong những năm qua đã được bổ sung cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao cho ngành xây dựng.
đổi mới đào tạo
những con số trên vẫn chưa thể thỏa mãn nhu cầu rất lớn về công nhân kỹ thuật của các dn xây dựng. đến thời điểm này, vẫn còn những bất cập trong lực lượng lao động của ngành như: công nhân có tay nghề bậc cao còn ít (bậc 6 và 7 chỉ chiếm 5,7%), bậc thợ trung bình nhóm nghề xây dựng: 3,57, nhóm nghề cơ giới, cơ khí: 3,84, nhóm nghề sản xuất vlxd: 3,26; số lượng công nhân kỹ thuật được bổ sung chưa đáp ứng đủ yêu cầu theo tốc độ phát triển sản xuất.
nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành nói chung và đào tạo nghề nói riêng, từ năm 2000, bộ đã xây dựng “chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của ngành xây dựng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành trong từng giai đoạn. đến thời điểm này, chiến lược trên đã đạt được những kết quả nhất định. về tình hình phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, hiện ngành xây dựng có 30 trường, trong đó 8 trường trực thuộc bộ (gồm 6 trường cao đẳng, 1 trường trung học chuyên nghiệp và 1 trường cao đẳng nghề), 17 trường trực thuộc dn (gồm 4 trường cao đẳng nghề, 6 trường trung cấp nghề và 7 trường trung cấp chuyên nghiệp); 5 trường trực thuộc các sở xây dựng địa phương.
từ nay đến năm 2010 bộ xây dựng sẽ xem xét để đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề cơ khí xây dựng trên cơ sở trường trung cấp nghề cơ khí xây dựng (thuộc tcty cơ khí xây dựng). thành lập mới một số trường thuộc các tcty chưa có trường như: tcty xây dựng số 1, constrexim và kể cả các cty thành viên thuộc các đơn vị này khi có đủ điều kiện.
ở góc độ quy mô đào tạo nghề, các cơ sở có đào tạo nghề thuộc ngành từng bước tăng cường quy mô tuyển sinh, mở rộng các ngành nghề đào tạo, tuy vậy các trường đều chưa đáp ứng đủ số lượng lao động kỹ thuật do các dn yêu cầu, đặc biệt là các nghề nề, bê tông, cốp pha là những nghề nặng nhọc của ngành xây dựng. hiện nay, quy mô tuyển sinh hàng năm của bộ xây dựng gồm: cao đẳng 2.500 chỉ tiêu; trung cấp 17.500 chỉ tiêu và 14.000 – 15.000 chỉ tiêu sơ cấp nghề.
bộ cũng rất chú trọng đến các vấn đề như: tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị; xây dựng chương trình, giáo trình; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề… để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về quy mô tuyển sinh và cơ cấu ngành nghề đào tạo, bộ đã chỉ đạo các trường triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo.
và những kiến nghị
trong những năm vừa qua, thực hiện chỉ đạo của thủ tướng chính phủ, bộ xây dựng đã chuyển một số trường dạy nghề trực thuộc bộ về các dn thuộc bộ nhằm gắn các trường đào tạo nghề với các dn. vì vậy, hiện nay các trường đào tạo nghề của ngành hầu hết đều trực thuộc các dn thuộc bộ, nhưng do các dn còn gặp nhiều khó khăn trong sxkd nên việc đầu tư cho các trường rất hạn chế.
có thể kể ra những khó khăn như: hiện chưa có cơ chế chính sách đối với các trường trực thuộc dn, đặc biệt là về cơ chế tài chính. vì vậy, các bộ, ngành gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý các hoạt động của các trường thuộc dn; việc tuyển sinh đào tạo một số nghề như nghề nề, mộc xây dựng, bê tông, cốp pha – giàn giáo rất khó khăn, do các nghề này hầu hết đều nặng nhọc, kém hấp dẫn trong khi nhu cầu sử dụng những nghề này ở các dn rất lớn. việc thu hút người vào học những nghề này vẫn rất khó khăn, cần nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích; chưa có chế tài đủ mạnh để buộc dn phải tuân thủ nghiêm túc quy định phải sử dụng lao động qua đào tạo đối với các công việc đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật (hiện các dn sử dụng lao động không qua đào tạo là chủ yếu); chương trình đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề theo chương trình khung của bộ lđtb&xh còn chưa hợp lý…
bộ xây dựng đề nghị bộ lđtb&xh chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan để trình chính phủ xem xét, ban hành một số cơ chế chính sách như: cơ chế tài chính; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho những nghề nặng nhọc, độc hại, khó tuyển sinh, những vùng kinh tế khó khăn; quy định cụ thể về việc sử dụng lao động kỹ thuật của các dn phải qua đào tạo; bộ lđtb&xh cần sớm ban hành chương trình, giáo trình đào tạo hệ cao đẳng nghề là hệ mới đào tạo hiện nay, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo ngay từ khoá đầu; đồng thời lấy ý kiến góp ý của các cơ sở đào tạo các chương trình dạy nghề hệ trung cấp, cao đẳng năm vừa qua để hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chương trình dạy nghề hệ trung cấp, cao đẳng sao cho phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của xã hội… phó vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ (bộ xây dựng). |