Chứng nhận chất lượng công trình: Phải “chất lượng”!

bắt đầu từ 26/9, thông tư 16/2008/tt-bxd về hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng chính thức có hiệu lực thi hành. xung quanh việc thực hiện những quy định của thông tư này, nhiều ý kiến cho rằng, liệu chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm với những công trình được cấp chứng nhận hay không? điều quan trọng là bản thân những “tấm chứng nhận” này cũng phải đạt chất lượng.

chứng nhận chất lượng công trình: phải chất lượng!
an toàn chịu lực là yếu tố quan trọng để chứng nhận clct.   ảnh: la duy

tránh mập mờ tiêu chí “chất lượng công trình”

về ý nghĩa của việc thực hiện thông tư 16, từ thực tiễn công việc của mình, ông  nguyễn kim long, phó phòng quản lý chất lượng (sở xây dựng hà nội) khẳng định: cùng với quá trình thực hiện thông tư 11 trước đây, thông tư 16 sẽ phổ biến rộng rãi, giúp cho người dân cũng như toàn xã hội hiểu rõ hơn về vấn đề chất lượng công trình. ông long phân tích: trước đây, khi nhận những căn nhà chung cư, kể cả những khu nhà tái định cư hay chung cư cao cấp, người mua nhà chỉ được nhận mỗi biên bản bàn giao nhà về diện tích, đồ nội thất… mà không có bất cứ một loại giấy tờ nào về chất lượng công trình. mỗi khi xảy ra mưa bão hay những trận động đất, thậm chí người dân lo ngại không biết công trình mình đang ở chịu được đến mức nào. thực tế người dân hoàn toàn không biết về chất lượng xây dựng, bởi chủ đầu tư là người duy nhất khẳng định về chất lượng công trình.

đồng quan điểm, ông phạm tiến văn, trưởng phòng giám định clctxd (cục giám định nhà nước về clctxd, bộ xây dựng) cho biết: việc áp dụng thông tư 16, đặc biệt là việc bắt buộc các công trình hoặc hạng mục công trình khi xảy ra sự cố do mất khả năng chịu lực có thể gây thảm hoạ đối với người, tài sản và môi trường phải có chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực chính là một trong những biện pháp, công cụ nhằm tăng cường quản lý chất lượng công trình. “người dân có thể yêu cầu chủ đầu tư cung cấp chứng nhận về chất lượng công trình để biết được khu nhà đáp ứng yêu cầu phù hợp chưa, khả năng chịu lực, mức an toàn ra sao… từ việc bắt buộc và công khai như vậy, chủ đầu tư sẽ phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm đối với chất lượng công trình” – ông văn nhấn mạnh.

có thể yên tâm với công trình có chứng nhận?

 thông tư 11 trước đây quy định đối tượng công trình phải có chứng nhận sự phù hợp về clct rất rộng, gây quá tải trong công việc kiểm tra, chứng nhận.  chính vì vậy, theo ông lê quang hùng, cục trưởng, cục giám định nhà nước về clctxd, tinh thần của thông tư 16 đó là thu gọn đối tượng, công tác kiểm tra, chứng nhận clct cũng tập trung chủ yếu vào phần kết cấu an toàn chịu lực  của công trình, làm như vậy để đạt hiệu quả và “chất lượng” hơn. cụ thể như, trước đây quy định tất cả các công trình công cộng như nhà hát, rạp chiếu bóng, hội trường, trường học… không phân biệt cấp đều phải thực hiện chứng nhận sự phù hợp về clct. thông tư 16 mới  quy định chỉ các công trình công cộng tập trung đông người từ cấp iii trở lên (riêng bệnh viện, trường học có quy mô 2 tầng, diện tích sàn 300m2 trở lên) mới bắt buộc phải thực hiện kiểm tra, chứng nhận về bảo đảm an toàn chịu lực. còn việc chứng nhận sự phù hợp về clct được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc là sự thoả thuận với chủ đầu tư, chủ sở hữu hay bên có yêu cầu ..

theo thông tư 16, quy định về trình tự, nội dung kiểm tra cho thấy công tác kiểm tra không đơn thuần là kiểm tra các thủ tục giấy tờ mà thực chất mang hàm lượng chuyên gia rất cao. cụ thể như ngoài việc quy định về năng lực của tổ chức thực hiện chứng nhận, nội dung kiểm tra được thực hiện từ  công tác khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng công trình. trong quá trình kiểm tra, nếu thấy nghi ngờ về clct thì tổ chức kiểm tra đề nghị chủ đầu tư và các bên liên quan phải làm rõ, thậm chí yêu cầu phải phúc tra, kiểm định chất lượng hoặc thí nghiệm để quan trắc đối chứng… nếu việc kiểm tra, chứng nhận được thực hiện đúng nguyên tắc, chắc chắn chúng ta sẽ sớm phát hiện và hạn chế được những công trình kém chất lượng – ông văn khẳng định.

tự chịu trách nhiệm về năng lực

theo quy định, các tổ chức cấp chứng nhận phải bảo đảm nguyên tắc hoạt động độc lập, không bị ràng buộc về lợi ích kinh tế, không có quan hệ phụ thuộc với chủ đầu tư và các bên liên quan như  với các nhà thầu thiết kế, thi công, tư vấn quản lý, giám sát… tuy nhiên theo một số chuyên gia phân tích, việc quy định chủ đầu tư có quyền lựa chọn tổ chức kiểm tra, chứng nhận và ký hợp đồng, thanh toán chi phí… thì thực chất giữa hai bên tồn tại mối quan hệ về kinh tế, làm ăn. thực tế tổ chức này vẫn chưa thực sự là trung gian giữa chủ đầu tư và người sử dụng, bởi đơn vị này chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả kiểm tra và chứng nhận clct, họ không phải là nơi đứng ra giải quyết các khiếu nại của người dân khi công trình phát sinh vấn đề về clct. hơn nữa, theo quy định sẽ có rất nhiều các đơn vị đủ điều kiện để tham gia việc cấp chứng nhận. vậy đâu là tổ chức thực sự có năng lực, có uy tín, bảo đảm trung thực, khách quan trong kiểm tra, đánh giá hay là lợi dụng công việc này để thu lợi, để làm ăn?

về vấn đề này, ông văn giải thích, thông tư 16 quy định rất rõ về trách nhiệm các bên. tổ chức chứng nhận có quyền từ chối cấp chứng nhận nếu thấy clct có vấn đề. trong trường hợp này chủ đầu tư vẫn phải trả phí cho tổ chức chứng nhận. bên cạnh đó thì chủ đầu tư cũng có quyền từ chối, khiếu nại về kết quả kiểm tra, chứng nhận và thuê các tổ chức tư vấn khác thẩm tra hoặc phúc tra các vấn đề khiếu nại.thậm chí tổ chức chứng nhận còn phải bồi thường thiệt hại nếu chứng nhận sai với thực trạng clct. như vậy, tổ chức thực hiện chứng nhận phải tự chịu trách nhiệm về sự chân thực khi đưa ra năng lực của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *