Nếu thoát lũ sông Hồng, bao nhiêu hộ dân phải di dời?

 – theo sở nn&ptnt hà nội, trong tình huống thành phố phải thoát lũ sông hồng, tổng số hộ dân cần di dời ít nhất sẽ là 10.548 hộ cả hai bờ tả, hữu… đây là những hộ dân nằm trong chỉ giới thoát lũ, trong đó bờ tả hồng có 2.217 hộ và bờ hữu hồng 8.331 hộ dân cần được tổ chức di dời.

trong buổi làm việc cuối tuần qua, sở nn&ptnt đã đưa ra con số này khi trình bày bản qui hoạch phòng chống lũ chi tiết cho nhiều tuyến sông có đê trên địa bàn thủ đô, như: sông hồng, sông đuống, sông cầu, sông cà lồ

quy hoạch trên do sở nn&ptnt làm chủ đầu tư và tổ chức phê duyệt đề cương, dự toán; viện qui hoạch thủy lợi được chỉ định là tư vấn lập qui hoạch từ năm 2007. tuy nhiên, do thời điểm đó thủ đô chưa mở rộng nên phạm vi dự án mới chỉ “khoanh” lại ở 4 tuyến sông có đê chảy qua khu vực hà nội cũ này.

nếu thoát lũ sông hồng, bao nhiêu hộ dân phải di dời?

sự phát triển dân sinh kinh tế ngoài bãi không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến bùng phát việc xây dựng nhà cửa, lấn chiếm bờ làm co hẹp lòng sông (ảnh: h.h).

trong 4 tuyến sông kể trên, sông hồng được coi là “khó kiểm soát” nhất và riêng đoạn chảy qua hà nội của nó vừa qua đã đặt dự án vào một vài tình huống nan giải, bởi hiện đang có cùng lúc tới 2 đồ án đều đề cập đến vấn đề thoát lũ, chỉnh trị sông hồng – là dự án qui hoạch phòng chống lũ chi tiết cho từng tuyến đê có sông trên địa bàn hà nội (kể trên) và dự án qui hoạch phát triển cơ bản khu vực sông hồng (đoạn qua hà nội) hợp tác với seoul (hàn quốc).

dời hay giữ khu đông dân phúc tân, chương dương, vĩnh tuy?

theo phó giám đốc nn&ptnt hà nội – ông hà đức trung, cả hai phương án thoát lũ được nghiên cứu cho hà nội đề cập trong 2 dự án (trên) đều cơ bản trùng nhau ở tuyến thoát lũ (diện tích thoát lũ đều tăng) và đều được tính toán rất khoa học. tuy nhiên, tại đoạn sông hồng qua bãi bồ đề – lâm du – cự khối và đầu cầu chương dương (bờ tả), khu vực bãi phúc tân, chương dương, vĩnh tuy (bờ hữu), hai phương án này còn có điểm khác nhau.

tin liên quan
  • chủ tịch hn: đã đến lúc điều chỉnh toàn phần quy hoạch
  • thủ tướng đồng ý thực hiện dự án tp bên sông hồng
  • dự án qui hoạch đôi bờ sông hồng: 90% phiếu ủng hộ?
  • qui hoạch 2 bờ sông hồng: khó nhiều bề!

cụ thể: về chỉ giới thoát lũ tại bờ tả đoạn này, tuyến của dự án seoul dịch về phía đồng nhiều hơn; tại khu vực đầu cầu chương dương dự án seoul cũng dịch tuyến đê chính về phía đồng trong khi phương án của viện qui hoạch thủy lợi là giữ nguyên tuyến đê chính.

tại bờ hữu, phương án của seoul đi theo tuyến đê chính hiện tại trong khi phương án của viện qui hoạch thủy lợi tuyến đi theo đường phúc tân – bạch đằng.

nhận định của viện kỹ thuật công trình (đh thủy lợi) – đơn vị thẩm tra đồ án này: “tuyến chỉ giới thoát lũ do viện qui hoạch thủy lợi đề nghị đã chú trọng giảm thiểu mức độ giải tỏa mặt bằng ở các khu vực dân cư ven bãi sông, đặc biệt là bãi phúc tân, chương dương, vĩnh tuy – nơi dân cư trú ngụ rất đông đúc – nên giảm nhiều kinh phí đền bù, khiến tính khả thi được đánh giá cao hơn phương án của seoul“.

còn ông hà đức trung thì cho rằng: “quan điểm của chúng tôi là chọn vấn đề an toàn: phía bờ tả chọn đề án của viện qui hoạch thủy lợi, phía bờ hữu chọn phương án của seoul. dự án của seoul nói chung có lượng di dân rất lớn, còn đề án của viện qui hoạch thủy lợi chỉ di dời bằng 25% lượng tính toán của phía seoul“.

cũng theo ông trung, mọi vướng mắc hiện nay đều có thể giải quyết được bằng vấn đề kỹ thuật. song, nếu kinh phí có mức độ thì sẽ di dân có mức độ, đồng nghĩa với việc cứ vài năm người dân tại đây lại phải chấp nhận “chạy nước lên” một lần!

ngoài ra, vấn đề sử dụng bãi giữa trung hà của 2 đơn vị này cũng khác nhau: phía seoul đề xuất tôn cao bãi và xây dựng công viên đô thị, tuy nhiên vẫn giữ gìn hệ sinh thái và không kè; viện qui hoạch thủy lợi lại muốn giữ nguyên hiện trạng bãi để thoát lũ.

bên cạnh đó, cao trình nạo vét bãi, lòng sông cũng khác nhau giữa 2 đồ án: phía seoul muốn nạo vét lòng sông đến cao trình +3,0 và xén bãi, làm kè chân bãi; viện qui hoạch thủy lợi đề xuất cao trình nạo vét là +9,0 hoặc +8,0.

làm sao vừa thoát lũ vừa tận dụng, tái tạo, xây mới…?

như vậy, cho đến lúc này, qui hoạch thoát lũ sông hồng còn đang cần được thống nhất 3 nhóm vấn đề: tuyến chỉ giới thoát lũ, cao trình nạo vét bãisử dụng bãi giữa sông hồng.

tuy nhiên, theo đơn vị thẩm tra đồ án, tuyến thoát lũ được đề nghị về cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (gồm các đoạn cong trơn, lòng dẫn đủ bề rộng thoát lũ) trừ 3 vị trí cục bộ có mặt cắt bị thu hẹp là: bờ hữu đoạn từ cống liên mạc đến bến phà chèm; bờ tả đoạn đầu cầu chương dươngbờ tả đoạn qua làng bát tràng.

đây là những nơi đông dân, mật độ xây dựng dày, hoặc có di tích lịch sử – nếu dời đê về phía đồng sẽ phải giải tỏa khối lượng rất lớn, khó thực hiện nên tính khả thi thấp. mặt khác, đây chỉ là những điểm co hẹp cục bộ, ảnh hưởng mực nước chung của sông không lớn và theo tính toán mực nước sông khi tháo lũ theo thiết kế vẫn nằm trong phạm vi cho phép. vì vậy, viện kỹ thuật công trình cho rằng có thể chấp nhận được các điểm thu hẹp trên.

nếu thoát lũ sông hồng, bao nhiêu hộ dân phải di dời?

sông hồng và đôi bờ của nó đang cần những người bắt tay vào làm chứ không chỉ mãi bàn… (ảnh: h.h)

về khối lượng nạo vét, con số 2 tư vấn đưa ra xấp xỉ nhau (hơn 21 triệu m3), tuy nhiên theo đơn vị thẩm tra “phương án nạo vét ở bãi cao của viện qui hoạch thủy lợi sẽ dễ thực hiện và kinh tế hơn“.

việc tôn cao bãi giữa trung hà lên cao trình trên +13,0 để xây dựng có thể mang đến lợi ích về khai thác quỹ đất và tạo cảnh quan, song về mặt thoát lũ thì phương án này bị cho là sẽ tạo ra bất lợi: làm hẹp mặt cắt thoát lũ của sông hồng, buộc phải đẩy chỉ giới thoát lũ bên bờ hữu vào sát chân đê chính, tăng khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng… nên cần được cân nhắc kỹ nhiều mặt (trong đó, đặc biệt chú ý khả năng phòng chống lũ của hệ thống đê sông đuống và hệ thống sông thái bình).

chủ tịch ubnd tp hà nội nguyễn thế thảo cho rằng, thoát lũ là cơ sở hết sức cơ bản liên quan mật thiết đến toàn bộ hệ thống đê điều, kè cống… song phải làm sao cùng với thoát lũ kết hợp nghiên cứu được sông hồng và đôi bờ của nó thêm nhiều vấn đề khác nữa, như: kinh tế, văn hóa, giao thông

không thể để sông hồng mãi hoang sơ và lộn xộn thế này! không thể để bãi trung hà ngàn năm vẫn là bãi trung hà, làng chài muôn năm vẫn cũ, dân du mục vẫn đến, chẳng ai có quyền cấp giấy phép xây dựng cho họ nhưng họ vẫn xây ngày càng nhiều, ngày càng đẹp...” – ông thảo nói.

theo chủ tịch, sông hồng đoạn qua hà nội cần và phải được nghiên cứu, đầu tư nhiều hơn nữa, không thể bằng lòng với chỉ mấy cây cầu làm vội (trong khi đáng ra mỗi cây cầu phải là một công trình kiến trúc hoành tráng, nhưng đây dường như mới chỉ xây nó để mà đi). các thủ đô khác cũng có sông chảy qua và đã qui hoạch rất tốt, không lý do gì chúng ta không làm được!

sau khi đi đến thống nhất về cơ bản, dự kiến qui hoạch chi tiết về phòng chống lũ này sẽ được trình hội đồng nhân dân cuối năm nay.

  • thoại mi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *