trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đô thị luôn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và nâng cao trình độ nhận thức của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. đô thị hoá được xem là vấn đề hết sức quan trọng không chỉ riêng đối với việt nam. ngày 20-10-2008, thủ tướng chính phủ ký quyết định số 1519/qđ-ttg lấy ngày 8-11 hằng năm là ngày đô thị việt nam, nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, chính quyền các đô thị, các nhà quy hoạch, kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển đô thị, các chuyên gia và các tổ chức xã hội-nghề nghiệp tích cực tham gia xây dựng và phát triển đô thị; có hình thức biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân và các đô thị có thành tích xuất sắc trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. thực trạng đô thị hóa ở việt nam những năm gần đây trong hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng. nhất là trong 10 năm trở lại đây, quá trình đô thị hoá ở việt nam diễn ra với tốc độ cao chưa từng có, đặc biệt ở các thành phố lớn như hà nội, đà nẵng và thành phố hồ chí minh. từ năm 1990 các đô thị việt nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17- 18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: các đô thị trung tâm quốc gia gồm hà nội, thành phố hồ chí minh, hải phòng, đà nẵng, huế. các đô thị trung tâm vùng liên tỉnh gồm các thành phố loại hai như: cần thơ, biên hoà, vũng tàu, buôn ma thuột, nha trang, nam định, thái nguyên, việt trì, hạ long, hoà bình… các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính -chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch – dịch vụ, đầu mối giao thông; và các đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn, các đô thị mới. hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 con số này sẽ là 56-60%, đến năm 2020 là 80%. theo dự báo của bộ xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của việt nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. nếu đạt tỷ lệ 100m2/người, việt nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị, nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ đạt quy mô 105.000 ha, chỉ bằng 1/4 so với yêu cầu thực tế thì mới đạt được mục tiêu đề ra. với tốc độ phát triển đô thị và dân số đô thị như vậy, việt nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá. đó là: vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho mật độ dân số ở thành thị tăng cao; vấn đề giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước… đô thị hóa hướng tới mục tiêu bền vững đô thị hóa là một quá trình tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có việt nam. tuy nhiên, đô thị hóa tự phát , thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước. chính vì vậy, chiến lược đô thị hóa của việt nam phải hướng tới mục tiêu bền vững giữ tự nhiên, con người và xã hội. muốn vậy cần: – tăng cường công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân. song song với việc nâng cao dân trí là tiến hành quy hoạch phân bổ đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố trên cả nước. – tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư dân đô thị. hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững. – có chiến lược, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. hoàn thiện và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. – tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong sinh hoạt thay cho các loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt. – ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, không gây ô nhiễm. cần xem việc phát triển phương tiện vận chuyển công cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị. có thể nói, đô thị hoá tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước. chính vì vây, chiến lược đô thị hoá của việt nam phải hướng tới mục tiêu bền vững giữa tự nhiên, con người và xã hội. một số khái niệm về đô thị hóa: – đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá. – phân loại đô thị hoá quá trình đô thị hoá trong lịch sử có thể phân loại như sau: đô thị hoá thay thế: là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra ngay chính trong đô thị. ở đây cũng có sự di dân nhưng từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô. quá trình này cũng có thể là quá trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị, đáp ứng yêu cầu mới. hiện ở thành phố hồ chí minh cũng đang xảy ra cả hai quá trình trên. nhiều hộ gia đình từ trung tâm di cư đến vùng ven và ngoại thành, nhiều công trình nhà cửa, giao thông, kênh rạch, vườn hoa, nhà văn hoá đang được xây dựng lại với quy mô lớn hơn. đô thị hoá thay thế được quan niệm ở đây bao gồm cả sự mở rộng không gian đô thị ấy bằng cách phát triển đô thị ra vùng ven và ngoại thành. đô thị hoá cưỡng bức: là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị. đặc điểm đô thị hoá cưỡng bức là không gian kiến trúc không được mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao. các nhu cầu của dân nhập cư không được đáp ứng. đô thị trở nên quá tải, nhiều tiêu cực phát sinh. đô thị hoá ngược: là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn. theo các học giả mỹ, hiện tượng này là “đô thị hoá ngược” hay là “sự phục hưng nông thôn”. quá trình đô thị hoá, di dân từ nông thôn ra thành thị đã góp phần làm cho nông thôn bị “già” nhanh và mất cân đối dân số. quá trình phát triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các chính phủ sẽ điều chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn. quá trình này sẽ góp phần san bằng khoảng cách và chất lượng sống thành thị – nông thôn./. |