Hầu hết các đô thị lớn và cực lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đầu mối giao thông (trong đó bao gồm cảng hàng không) là một trong những thành tố quan trọng không thể thiếu được của đô thị và càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi đô thị đó nằm trong vùng kinh tế phát triển.
CẢNG HÀNG KHÔNG – ÐẦU MỐI GIAO THÔNG QUAN TRỌNG Hệ thống cảng hàng không là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hàng không nói riêng. Cảng hàng không – sân bay là một tải hàng không nói riêng. Cảng hàng không – sân bay là một không, là nơi đưa đón hành khách, hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Đầu mối liên hệ giữa đô thị với đường hàng không là cảng hàng không bao gồm đường băng hạ và cất cánh của máy bay và các cơ sở phục vụ khác như công trình phục vụ hành khách chính, nhà ga, thiết bị kỹ thuật. Cảng hàng không – sân bay ngày nay không chỉ là nơi hội tụ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng của ngành hàng không mà còn là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ vui chơi, giải trí với những quan điểm mới về quy mô, kiến trúc, chức năng của các cảng hàng không – sân bay tân tiến, hiện đại và phù hợp với xu thế thời đại. Từ mấy chục năm nay, ngành hàng không đã phát triển rất nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng hàng không dân dụng trong những năm qua đều tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng của GDP trên thế giới tới 2 lần. Máy bay đang trở thành một phương tiện năm qua đều tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng của GDP trên thế giới tới 2 lần. Máy bay đang trở thành một phương tiện nhau trong vùng, trong nước và quốc tế.Tốc độ máy bay ngày càng cao và khối lượng vận chuyển ngày một lớn, giao thông hàng không và cảng hàng không là một trong những yếu tố quan trọng nối liền đô thị với các khu vực khác trong toàn quốc và trên thế giới thuận lợi và với thời gian ngắn nhất. Ưu điểm cơ bản của giao thông hàng không so các loại hình giao thông khác đó là tốc độ lớn, tết kiệm thời gian và có thể đến bất cứ nơi nào mà các phương tiện giao thông khác khó đến được. Khoảng cách đi lại trong vòng < 300km thì ô tô công cộng chiếm ưu thế nhưng với khoảng cách > 300km thì việc sử dụng phương tiện giao thông hàng không có lợi hơn. Xu thế phát triển của ngành hàng không đó là với tốc độ phát triển bình quân 2,8% trong 10 năm trở lại đây, trong đó khu vực Xu thế phát triển của ngành hàng không đó là với tốc độ phát triển bình quân 2,8% trong 10 năm trở lại đây, trong đó khu vực sự phát triển của hoạt động hàng không dân dụng. Xu thế chủ yếu hiện nay là: – Xu thế toàn cầu hoá các hoạt động hàng không dân dụng. – Tự do hoá và thương mại hoá các hoạt động hàng không dân dụng. – Giảm thiểu sự bảo hộ, kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh các dịch vụ hàng không thông qua việc tư nhân hóa… – Xu thế liên minh, liên kết giữa các hàng hàng không lớn. – Xu thế tạo lập và cạnh tranh giữa các cảng hàng không trung chuyển lớn gắn liền với phát triển vùng thành phố trung tâm tầm cỡ thế giới.
VÙNG THÀNH PHỐ – ÐẦU MỐI GIAO THÔNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ VÀ QUỐC GIA Mức tăng tuyệt đối và tương đối số dân thành thị vào những thập niên vừa qua diễn ra ở mức độ đáng kể là do sự phát triển nhanh chóng của các thành phố lớn với số dân chóng của các thành phố lớn với số dân tam giác tăng trưởng và các hành lang đô thị có mô hình và cấu trúc đa trung tâm, trong đó các vùng đô thị với nhiều hoạt động được kết nối, liên kết thông qua các mạng lưới toàn cầu. Nhiều hành lang tăng trưởng đô thị mới đã phát triển xung quanh vành đai Thái Bình Dương (kéo dài từ Mexico City, Los Angeles, Jakarta, Thượng Hải, Bắc Kinh, Hồng Kông, Manila, Seoul, BangKok, Tokyo, Osaka …). Bên trong các hành lang này các thành phố cửa ngõ và các đầu mối của vùng đã thu được nhiều lợi điểm có ý nghĩa, phản ánh qua các đầu tư khổng lồ đổ vào các phức hợp Cảng hàng không – công nghiệp thương mại, các cảng biển cực lớn và các cơ sở liên quan đến du lịch. Các hành lang không lưu bên trong và xuyên vành đai Thái Bình Dương đang củng cố các liên lạc và các vai trò đầu mối giao thông của các thành phố cực lớn đang tạo ra mối quan hệ cho vận tải hàng không… Vào đầu thập niên 1990, 10 trong số 30 các cảng hàng không quốc tế hàng đầu đã được xác định tại vùng xung quanh vành đai Thái Bình Dương. Nơi đây có tốc độ tăng trưởng cao nhất về vận tải hành khách và hàng hoá bằng đường hành không. Dự báo vào năm 2010, vùng châu Á Thái Bình Dương sẽ chiếm 51% số lượng vận tải hành khách bằng đường hàng không.Các vùng đô thị lớn có mức tăng trưởng cao đặc biệt tại châu Á thì nhu cầu các cảng hàng không là những trạm trung chuyển quốc tế là rất cần thiết. Trong những năm gần đây nhiều nước châu Á như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có chương trình đầu tư lớn xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng sân bay. Có thể ví dụ một số cảng hàng không – sân bay trong khu vực châu A được xây dựng mới hoặc nâng cấp như bảng biểu. Sân bay mới thúc đẩy việc tái xây dựng vùng thủ đô Seoul và Inchon sẽ được điều chỉnh để thích hợp với vành đai giao lưu quốc tế. Ví dụ: Seoul sẽ chuyển thành thủ đô kinh tế và chính trị trong khi đó Inchon sẽ phát triển thành thành phố tự do quốc tế và trung tâm trung chuyển hàng không. Vùng thủ đô Bangkok với cảng hàng không – sân bay quốc tế mới à Sunwanaphumi đã đi vào hoạt động vào cuối năm 2005 với công suất phục vụ khoảng 45triệu hành khách mỗi năm góp phần quan trọng thu hút các nhà đầu tư đặc biệt khách du lịch đến Thai Lan ngày càng nhiều hơn Với vị trí là nước đông dân nhất thế giới, cùng với việc phát triển các vùng đô thị lớn, Trung Quốc cũng đang ra sức phát triển và mở mang các cảng hàng không theo một ý tưởng mọi con đường du lịch rốt cuộc đều đổ về Trung Quốc. Vùng thủ đô Băc Kinh với Cảng hàng không Bắc Kinh (BCIA) tiếp tục nâng cấp và mở rộng, việc đầu tư 145 triệu USD để mở thêm 67 điểm đỗ cho máy bay, 10 cửa lên xuống máy bay và 32 quầy làm thủ tục mục đích đưa công suất lên 85 triệu hành khách thay vì 35 triệu (2006); hiện nay BCIA có 91 đường bay quốc tế và 96 đường bay nội địa. Tại Thượng Hải, sau khi nhà ga thứ nhất đi vào hoạt động, vừa qua Sân bay Pudong khai trương nhà ga thứ hai có diện tích 480.000m2 và một kho chứa hàng. Việc đưa hai công trình trên vào khai thác sẽ nâng khả năng đón tiếp hành khách từ 28 triệu lượt lên tới 60 triệu lượt người/năm. Tại Singapore, năm 2007 cảng hàng không quốc tế Changi cũng là đầu mối giao thông quan trọng của quốc đảo này đã đưa đón 36,7 triệu lượt khách, tăng 5% so với 35,03 triệu lượt của năm 2006. Vừa qua Changi đã mở thêm nhà ga thứ ba với tổng ch phí xây dựng lên đến 1,23 tỷ USD, có thể đưa đón 22 triệu lượt khách/năm nâng tổng công suất đưa đón 77 triệu lượt người/năm. Việt Nam nằm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với lợi thế nằm trên trục giao thông Ðông – Tây và Bắc – Nam, một trong Việt Nam nằm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với lợi thế nằm trên trục giao thông Ðông – Tây và Bắc – Nam, một trong thông hàng không. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, 3 cùng kinh tế trọng điểm của đất nước được hình thành và phát triển. Các đô thị lớn trong vùng như Hà Nội, TP.Hồ chí Minh, Ðà Nẵng là các đô thị trung tâm, là các đầu mối tổng hợp về giao thông mà trong đó các cảng hàng không đóng vai trò quan trọng. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với Hà Nội là đô thị trung tâm, là đầu mối giao thông quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km, trong những năm qua cảng hàng không quốc tế Nội bài càng khẳng định vị trí và vai trò là cửa ngõ quan trọng nhất trong việc giao lưư quốc tế của khu vực miền Bắc nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Lưu lượng vận chuyển năm 2006 đạt tới 4 triệu hành khách/năm. Theo dự báo đến năm 2010 nhà ga T1 với công suất thiết kế 6 triệu khách/năm sẽ quá tải đòi hỏi phải có thêm nhà ga mới T2 được thiết kế và xây dựng đồng bộ, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Công suất dự kiến Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài đến năm 2010 đạt 10 triệu khách/năm, năm 2020 đạt 20 triệu khách/năm và giai đoạn cuối là 50 triệu khách/năm. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với Ðà Nẵng là thành phố trung tâm vùng. Cảng hàng không quốc tế Ðà Nẵng đóng vai trò – Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với Ðà Nẵng là thành phố trung tâm vùng. Cảng hàng không quốc tế Ðà Nẵng đóng vai trò khách/năm. Tuy nhiên trước yêu cầu phát triển của thành phố Ðà Nẵng và cả khu vực, cảng hàng không quốc tế Ðà Nẵng sẽ được cải tạo nâng cấp để có thể tiếp nhận khoảng 6 triệu hành khách vào năm 2020. Vùng Ðông Nam Bộ và vùng TP. Hồ Chí Minh có điều kiện thuận lợi, có tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác. TP.Hồ Chí Minh là đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế được gắn kết bằng đường bộ, đường biển, đường sông đặc biệt bằng đường hàng không (thông qua Cảng hàng không Tân Sơn Nhất) thông thoáng và thuận tiện.
Cảng hàng không – sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế quan trọng của cả phía Nam, nằm trong nội đô TP Hồ Chí Minh, cách trung tâm TP. khoảng 6km với công suất thiết kế 3,5 triệu hành khách/năm. Lưu lượng hành khách thông qua năm 2005 đạt trung tâm TP. khoảng 6km với công suất thiết kế 3,5 triệu hành khách/năm. Lưu lượng hành khách thông qua năm 2005 đạt xây dựng một cảng hành không mới cho toàn vùng ở Long Thành – Ðồng Nai. Vùng thành phố lớn là một vùng không gian lãnh thổ mà ở đó thể hiện các hoạt động tổng hợp đô thị hóa cao. Nhiều nước trên thế giới, vùng thành phố là một đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ, cửa khẩu thông thương không chỉ trong nước mà cả thế giới. Vùng thành phố – cảng hàng không không chỉ là đầu mối giao thông quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải mà còn là một tổ hợp đô thị – công nghiệp, trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ của một vùng, khu vực …Chính vùng thành phố – đầu mối giao thông hàng không đã, đang và vẫn sẽ là những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của vùng, của quốc gia và đầu mối liên kết quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá mạnh mẽ hiện nay.
TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN – Phó Cục trưởng Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng. |