Giải pháp nào cho xe buýt ?

đã có rất nhiều giải pháp bổ sung cho xe buýt như xây dựng tàu điện ngầm, tàu điện trên cao và cả xe điện trên mặt đất, nhưng tất cả mới đang chỉ là dự án và trước mắt xe buýt vẫn là phương tiện giao thông công cộng duy nhất trong đô thị giai đoạn đến năm 2015.

giải pháp nào cho xe buýt ?
để xe buýt không bị trùng lắp tuyến, cần phải quy hoạch lại mạng lưới xe buýt.

hiệu quả chưa cao, tiêu hao ngân sách

theo dự toán của sở gtvt tp.hcm, để đáp ứng 7,25% nhu cầu đi lại của người dân trong năm 2008, tp phải chi 643,8 tỷ đồng tiền trợ giá cho xe buýt. số tiền trợ giá sẽ tiếp tục tăng lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2010.

qua các cuộc họp hđnd chất vấn, nhiều đại biểu lo ngại rằng với số tiền từ ngân sách quá lớn như vậy nhưng chỉ giải quyết được nhu cầu đi lại rất nhỏ thì có nên tiếp tục thực hiện. bởi phát triển và mở rộng xe buýt phải đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân chuyển sang phương tiện công cộng, giải quyết nạn ùn tắc giao thông – những điều mà tp.hcm vẫn chưa làm được.

theo thống kê của sở gtvt, toàn tp có 151 tuyến xe buýt, trong đó 114 tuyến phải trợ giá nhưng mới khai thác được 1/3 công suất. theo các cơ quan quản lý, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. việc bố trí xe buýt xuất tuyến trong giờ cao điểm và thấp điểm chưa phù hợp. vào đầu giờ sáng hoặc cuối giờ chiều, xe buýt luôn chật ních khách. trong khi giờ thấp điểm thì 4 – 5 tuyến xe buýt chạy liên tiếp trên đường, mỗi xe chỉ có vài khách.

ông đặng thế trung – chánh văn phòng sở gtvt thừa nhận: “hệ thống xe buýt còn nhiều nhược điểm khiến người dân chưa hài lòng. tồn tại lớn nhất là chất lượng phục vụ hành khách. thời gian qua, chúng tôi đang tập trung khắc phục mặt này”.

chấn chỉnh xe buýt, hạn chế xe cá nhân

theo phòng csgt tp.hcm, năm 2001 tp có hơn 1,9 triệu xe 2 bánh, đến năm 2008 số lượng này đã tăng lên gần gấp đôi với 3,6 triệu xe. hiện trung bình mỗi ngày có 120 ôtô và 1.050 xe gắn máy đăng ký mới. sự bùng nổ của phương tiện cá nhân đã làm cho đường phố trở nên chật hẹp, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. nhiều đường phố quá tải và tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

mặc dù đã có nhiều chính sách, chiến lược phát triển giao thông đô thị trong 10 năm qua nhưng tp.hcm vẫn bộc lộ rõ nhiều điều bất cập. theo quy hoạch giao thông tp.hcm đến 2020 đã được chính phủ phê duyệt với nhiều tuyến vận tải khối lượng lớn như metro, tàu điện ngầm, đường trên cao nhưng các dự án trên chắc chắn sẽ không thể thực hiện đúng kế hoạch.

các chuyên gia nhận định, trong 5 – 10 năm tới xe buýt vẫn là phương tiện chủ chốt, do đó cần phải có những chính sách ưu tiên cho xe buýt, về trợ giá, dành làn đường riêng cho xe buýt, tái cấu trúc lại các đơn vị vận tải. ông manfed breithaupt – một chuyên gia người đức – cũng đồng tình: metro là hệ thống vận tải hành khách công cộng hết sức tốn kém. để đầu tư 1km metro phải mất đến 100 triệu usd. người ta chỉ xây dựng hệ thống này khi tình hình giao thông đã diễn biến quá phức tạp, bắt buộc phải làm. và ngay cả khi đã có hệ thống metro, monorail thì xe buýt vẫn đóng vai trò quan trọng, vì nó là phương tiện trung chuyển, gom khách quan trọng nhất.

việc mở rộng mạng lưới tuyến, tăng số chuyến, tăng giờ phục vụ… là điều tất yếu. thế nhưng nếu muốn phát triển mở rộng mạng lưới xe buýt thì cần phải có giải pháp nhằm hạn chế lưu thông phương tiện cá nhân, nhưng đây là biện pháp khá nhạy cảm vì vướng vào số đông nên thường bị chống đối. theo phân tích, với 3,5 triệu xe gắn máy và 450 ngàn ôtô, nếu có biện pháp thu phí “hợp lòng dân”, không cần thu quá cao 30 – 50% giá trị xe như đề nghị của bộ gtvt thì mỗi năm tp.hcm cũng thu được khoảng 1.000 tỷ đồng, đủ để trợ giá cho xe buýt.

mục tiêu của hệ thống xe buýt là giảm thiểu ùn tắc giao thông do phương tiện cá nhân gây ra. thế nhưng mục tiêu này đang bị phá sản do hệ thống mạng lưới xe buýt chưa được nghiên cứu, bố trí một cách khoa học. ts phùng mạnh tiên – viện khcn gtvt phía nam cho biết, tp.hcm chưa thật sự có mạng lưới xe buýt, khoảng 65% tuyến xe buýt trùng lặp nhau ở phần lớn các tuyến đường. số lượng xe buýt đưa vào ngày càng nhiều trong khi thiếu trầm trọng bãi đậu xe, còn đường sá thì bị thu hẹp diện tích bởi các “lô cốt” được rào chắn khắp nơi. do không chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật nên tp đang phải đối mặt với việc đường sá tắc nghẽn trầm trọng.

theo giải pháp của ts tiên, trong khi chờ các tuyến đường sắt đô thị, metro, tp.hcm phải đẩy mạnh cho phát triển xe buýt vì thời gian đầu tư nhanh và chấp nhận trợ giá bằng nguồn ngân sách. một khi xe buýt giá rẻ, chạy luôn đúng giờ, phục vụ lịch lãm, luồng tuyến phủ kín địa bàn, thuận lợi và an toàn thì khỏi phải hạn chế xe cá nhân thì người dân cũng sẽ lựa chọn xe buýt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *