Hà Nội: Bất cập quy hoạch do vốn, công nghệ

những vướng mắc do “vênh” chính sách sau khi hà nội mở rộng và việc thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém về dự báo và quy hoạch sau trận mưa lụt lịch sử… đã được hội nghị lần thứ 14 bch đảng bộ thành phố mổ xẻ kỹ càng sáng nay (25/11).

không tính được năm tới có mưa lũ lớn hơn không

nhìn lại việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 2008, phó chủ tịch ubnd tp hoàng mạnh hiển nói: “do tổ chức kế hoạch phòng chống lụt bão ngay từ đầu năm nên khi có mưa lớn, tp đã chỉ đạo kịp thời, triển khai các biện pháp cấp bách, cần thiết, tổ chức sơ tán, di dời dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhanh chóng thoát nước, chống úng cho thủ đô. kiên quyết không để xảy ra vỡ đê… triển khai các phương án sửa chữa sau úng ngập”…

tuy nhiên, hầu hết đại biểu đều cho rằng tp nên thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém về quy hoạch, hạ tầng cơ sở, dự báo tình hình để rút kinh nghiệm cho năm tới.

theo phó chủ tịch mttq hà nội đặng huyền thái, dân sẽ tin và tán thành nhiều hơn nếu tp đề cập đến hạn chế và nhìn thẳng vào thực tế.

bí thư huyện ủy ba vì hoàng thanh vân lại lo ngại về việc hạ tầng cơ sở hư hại nặng chưa được sửa chữa. địa bàn nông thôn gánh hậu quả lớn trong khi chưa có quỹ bảo trợ cho nông nghiệp để ứng phó với tình huống khẩn cấp. ngoài hơn 100 điểm có nguy cơ úng ngập trên địa bàn thành phố, ông vân cho rằng, trận mưa đã cho thấy hệ thống đê bao, cống thoát nước chắp vá do thói quen xử lý kiểu ăn đong, “hỏng chỗ nào, vá víu chỗ đó”.

trưởng ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng nguyễn đức biền cũng phân tích thêm một khía cạnh khác của trận lụt: “40 khu đô thị mới chưa được quy hoạch, khớp nối đồng bộ hạ tầng nên đường không ra đường, thoát nước không ra thoát nước…”.

thừa nhận năm 2008 vừa qua diễn ra quá nhiều sự cố, bí thư thành ủy phạm quang nghị cũng lo ngại: “trận vừa qua là lớn nhất từ trước đến nay, nhưng năm tới liệu có trận mưa lũ nào lớn hơn nữa hay không, chúng ta cũng không tính được”.

bài học mà thành phố rút ra là năng lực, tầm nhìn của quy hoạch. tuy nhiên, bí thư nói, những bất cập này là do vốn, điều kiện khoa học, công nghệ… điều này khiến thành phố không thể bắt tay vào làm ngay hai giai đoạn của trạm bơm yên sở.

bí thư thành ủy tiếp tục khẳng định, việc đối phó vừa qua là kịp thời. đê không vỡ, tránh được dịch bệnh, dân không bị đói rét… “thời gian tới, tp tiếp tục khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất”.

có sở, ngành còn “đánh võng”

việc sắp xếp nhân sự sau sáp nhập và các chính sách còn “vênh” nhau cũng là lo ngại của giám đốc các sở, ngành.

gđ sở tài nguyên và môi trường vũ văn hậu thông tin, ngay sở của ông sau sáp nhập, nhiều phòng lên tới 30, 40 người, không biết phân chia ai làm trưởng, ai làm phó. lên tới cấp sở, cấp thành phố, tình hình còn rối hơn. tuy nhiên ông hậu nói, không có chuyện công việc bị trì trệ.

chủ tịch ubnd tp hà đông lê hồng thăng lại phàn nàn chuyện có độ vênh giữa chính sách “hà nội 1” và “hà nội 2”, đặc biệt trong đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. ông thăng cho rằng, hợp nhất rồi nhưng trình độ dân trí, cơ chế chính sách giữa các vùng miền không như nhau nên đưa ra một cơ chế chung sẽ khó làm việc. quyết định 18 của tp về giải phóng mặt bằng sau khi hợp nhất, không đơn vị nào thực hiện được

“ở hà tây cũ, nhà đầu tư và chính quyền tỉnh là một. giải quyết một việc, nhiều lắm trong 15 ngày là xong. nay hợp nhất, vẫn bộ máy, con người ấy nhưng nhiều việc làm 2 tháng chưa xong”, ông thăng nói.

trưởng ban giải phóng mặt bằng nguyễn đức biền nói ngay, không có chuyện ách tắc cũng như không thể kéo dài việc cùng lúc tồn tại 2 – 3 chính sách. giá hỗ trợ giải phóng mặt bằng ở hà tây cũ và mê linh đã được kéo lên bằng mức của hà nội. trước kia, giá hỗ trợ đất nông nghiệp của hà tây chỉ vỏn vẹn 15.000/m2; mê linh là 7.000/m2, nay đã nâng lên mức giá chung là 65.000/m2.

khẳng định việc đối phó với trận lũ cũng như quyết liệt thực hiện thành công hợp nhất địa giới hành chính là những thách thức lớn chưa từng có, nhưng bí thư phạm quang nghị cũng lạc quan: “nhờ hợp nhất mà vùng sâu, vùng xa đã được quan tâm hơn do hà nội có nguồn lực, khả năng tốt hơn”.

thừa nhận việc nhiều sở, ngành giải quyết công việc còn chậm, “đánh võng”, gây phiền hà, đặc biệt chính quyền cơ sở, bí thư phạm quang nghị cho hay, thời gian tới sẽ phát huy hơn nữa vai trò người đứng đầu.

trước lo ngại của nhiều đại biểu về những phần việc “bề bộn”, nào rà soát chính sách sau hợp nhất, khắc phục hậu quả úng ngập, “năm nước rút” hoàn thành công trình 1.000 năm thăng long, bí thư thành ủy cho hay, sẽ chọn ra những việc chính, trọng tâm để làm trước.

ông nghị khẳng định, các công trình 1.000 năm là “nước rút của nước rút” nhưng không chạy theo tiến độ mà phải bảo đảm chất lượng, vì đó là những công trình cho mai sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *