Quy hoạch TP Hải Dương: Vị thế mới để phát huy tiềm năng

Sẽ di chuyển một số cơ sở công nghiệp ra khỏi trung tâm Tp và cải tạo quỹ đất thành khu vực công cộng

Tp Hải Dương (tỉnh Hải Dương) được công nhận là đô thị loại II chính là sự phản ánh đầy đủ vị thế, thực tiễn phát triển Tp. Đây cũng là thành quả tâm huyết của chính quyền và các tầng lớp nhân dân Tp sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu. Với vị thế mới, Tp Hải Dương sẽ ngày càng khẳng định vai trò là đô thị trung tâm cấp vùng trong vùng Thủ đô Hà Nội.


Vóc dáng hiện đại của cửa ngõ phía Tây Tp Hải Dương.

phát triển xứng với tiềm năng

Việc Chính phủ quyết định nâng cấp Tp Hải Dương lên đô thị loại II chính là bước đột phá quan trọng tạo điều kiện cho Tp này phát triển nhanh về mọi mặt để trở thành động lực đầu tàu kéo theo sự phát triển đối với cả khu vực.

trong những năm qua, hàng loạt các công trình kiến trúc lớn, các KCN, khu dân cư mới, các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội liên tục phát triển mang lại diện mạo mới cho Tp như khách sạn NACIMEX, phố chợ Hội Đô, quảng trường 30/10, trụ sở các ngân hàng Vietcombank, Sacombank, một số khu sinh thái, các công trình thể thao, vui chơi giải trí có quy mô lớn… Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng hàng loạt các khu đô thị mới như khu Đông – Tây, khu Tuệ Tĩnh, dân cư mới Kim Lai, Đông Ngô Quyền… không chỉ tăng nhanh quỹ nhà ở mà còn nâng cao mỹ quan đô thị của Tp theo quy hoạch hiện đại. Hệ thống công viên cây xanh ngày càng được mở rộng. Hệ thống điện, nước sạch sinh hoạt cũng như những công trình xử lý nước thải, rác thải cũng được quan tâm đầu tư đúng mức…

Sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng về không gian và kết cấu hạ tầng đô thị đã tạo ra động lực to lớn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tp Hải Dương đóng góp tỉ trọng lớn trong GDp chung của tỉnh với mức tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm liền đều đạt bình quân hơn 14%/năm, nằm trong tốp các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực. Riêng trong năm 2008, tổng giá trị sản phẩm của Tp đạt hơn 43 nghìn tỉ đồng. trong cơ cấu kinh tế chung của Tp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Hiện tại, ngành công nghiệp – xây dựng đã chiếm tỷ lệ 55,5%; thương mại dịch vụ 40,3%; nông nghiệp thuỷ sản chỉ còn 4,2%. Thu nhập thực tế của người dân không ngừng tăng nhanh, đến năm 2008 đã đạt hơn 1.300 USD/người/năm. Tp đã quy hoạch xây dựng được 30 điểm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại với 5.800 hộ kinh doanh.

Là địa phương nằm trong quần thể nhiều điểm du lịch sinh thái, di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng trong cả nước, chỉ riêng trong năm 2008 Tp Hải Dương đã thu hút được hơn 1,5 triệu lượt khách. Kinh tế phát triển, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Hệ thống trường học, bệnh viện được đầu tư nâng cấp. Đến nay, 100% trường lớp, phòng học được xây dựng kiên cố. Gần 20 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, nhiều trường đang tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn 2. trên địa bàn Tp hiện có 2 trường đại học cấp vùng. Tp vừa có thêm trường đại học Thành Đông, bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2009 – 2010.

Đặc biệt hệ thống chăm sóc y tế, bệnh viện của Tp Hải Dương được đánh giá quy mô hiện đại, xứng tầm khu vực với 6 bệnh viện lớn như Viện Quân y 7, BV Y học cổ truyền, Viện Lao… BV Đa khoa tỉnh cũng vừa được đầu tư để nâng quy mô lên 1.000 giường bệnh trở thành BV loại 1 cấp vùng. 100% trạm y tế xã, phường đã có y bác sĩ với đầy đủ phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh. trong đó có 8 trạm y tế phường, xã được công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế… Cùng với hệ thống các công trình vui chơi, giải trí như nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, thư viện, cung thiếu nhi, sân vận động, các công viên cây xanh… người dân Tp Hải Dương đang được hưởng thụ đầy đủ các giá trị về đời sống văn hóa tinh thần.


Tương lai, Hải Dương sẽ là Tp có cấu trúc hiện đại và giàu bản sắc địa phương.

Vận hội mới, thách thức mới

trong quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, tỉnh Hải Dương và Tp Hải phòng được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu của vùng với sự xác định: “Vùng động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh tế giữa đô thị hạt nhân Tp Hà Nội, Tp Hải phòng và Tp Hạ Long trong đó đô thị Hải Dương đóng vai trò trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng đồng bằng phía Nam, Đông Nam đồng bằng sông Hồng”. Với vị trí chiến lược như vậy, trước yêu cầu phát triển mới trong công cuộc CNH, HĐH của đô thị loại II, đang đặt ra cho Tp vận hội mới, cũng như thách thức mới.

Theo nhận định của các chuyên gia về quy hoạch, xây dựng, công tác quy hoạch của Tp cần phải được điều chỉnh nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị, phù hợp với định hướng phát triển vùng Thủ đô, và phù hợp với vị trí, chức năng của đô thị trung tâm tỉnh, một đô thị loại II. Về vấn đề này, phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn trọng Thừa cho biết: Đây vừa là niềm tự hào, nhưng cũng đòi hỏi nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ và các tầng lớp nhân dân để quyết tâm xây dựng Tp Hải Dương giàu đẹp hơn nữa, xứng tầm và vị thế trong giai đoạn phát triển mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới, tỉnh đã đưa ra tiêu chí “Công tác quy hoạch phải đi trước một bước”. Công tác nghiên cứu quy hoạch trong giai đoạn này phải có tầm nhìn cho nhiều chục năm sau… Luôn có giải pháp về phát triển giao thông, phát triển công nghiệp – dịch vụ, quỹ đất dành cho phát triển dân cư, cây xanh mặt nước cũng như nội dung, quy mô, chất lượng của các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, văn hóa, thể thao…

Dưới góc độ một nhà quản lý đô thị, phó chủ tịch UBND Tp Hải Dương Nguyễn Quang Vinh cũng cho biết: Cùng với việc Tp đang tiếp tục đầu tư, phát triển đồng bộ các công trình về hạ tầng, chỉnh trang diện mạo đô thị, chú trọng đầu tư, phát triển về cảnh quan đô thị… Tp cũng đang đẩy mạnh việc di chuyển một số cơ sở ra khỏi trung tâm Tp để xây dựng các công trình công cộng, khu công viên cây xanh. Hải Dương sẽ là Tp đầu tiên thực hiện được điều này. Ông Vinh cũng xác định: Tp Hải Dương là vùng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các KCN kỹ thuật cao, công nghiệp xuất khẩu, tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, chính vì vậy lượng công nhân tập trung rất lớn. Vấn đề nhà ở cho người lao động cũng đang được Tp đặt ra với yêu cầu cấp thiết…

Đến năm 2010, Tp Hải Dương sẽ phát triển lên 21 đơn vị hành chính, trong đó sẽ có 2 phường mới được tách ra từ các phường Thanh Bình, Ngọc Châu. Khi đó dân số của Tp sẽ vào khoảng 300 nghìn người. Theo định hướng phát triển đến năm 2020,  Tp sẽ mở rộng chủ yếu về phía Bắc, một phần về hướng Tây, hướng Nam; dần đưa dòng sông Thái Bình chảy qua giữa lòng Tp. Dọc 2 bên bờ sông được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, công viên cây xanh. Con sông Sặt thơ mộng cũng sẽ được uốn lượn giữa lòng Tp. Bờ Nam sông Sặt đã quy hoạch xây dựng các khu liên hợp thể thao, các trường đào tạo, các bệnh viện Nhi, Y học dân tộc và khu văn hoá du lịch dọc triền sông. Theo đánh giá của các nhà quy hoạch, Tp sẽ có cấu trúc hiện đại và giàu bản sắc địa phương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *