Tái đề xuất bán trước căn hộ để cứu địa ốc

Nội dung được cho chính yếu nhất trong các kiến nghị là việc thu tiền của người mua nhà trước khi làm xong móng. Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp HCM Lê Hoàng Châu đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp được thu tiền sau khi đã giải phóng mặt bằng, duyệt quy hoạch 1/500 và nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước.

Việc làm này, theo ông Châu, để cứu doanh nghiệp khỏi thiếu vốn trong điều kiện tiềm lực tài chính còn yếu. Nếu chờ xây xong phần móng, có thể phải mất 5-6 năm doanh nghiệp mới được thu tiền.

Để đảm bảo tiền thu vào sử dụng đúng mục đích, không dùng việc riêng, Tổng thư ký Hiệp hội Đỗ Thị Loan nói thêm, kèm theo quyền được bán căn hộ trước, chủ đầu tư phải giao cho ngân hàng quản lý số tiền đã huy động.

Bà Loan chỉ ra rằng do không có cơ quan nào quản lý nguồn tiền huy động từ khách hàng, tại Tp HCM có hàng loạt dự án đã bán sang tay hàng chục lần, trong khi khu đó vẫn chỉ là đất trống như: Huy Hoàng, Thạnh Mỹ Lợi, Bình trung Đông…

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Căn nhà mơ ước Đặng Đức Thành góp ý, nên có giấy phép xây dựng cụ thể hóa từng căn hộ để tránh việc bán nhà trên giấy.

Việc bị ngân hàng xiết chặt tín dụng, trong khi lại không được huy động vốn khi chưa làm xong móng nhà khiến nhiều dự án thiếu tiền triển khai. Giới kinh doanh cho đó là một nguyên nhân dẫn tới sự thoái trào của thị trường thời gian gần đây.

Nhiều dự án đang xây dựng phần thân bên bờ sông Sài Gòn.
Ảnh: Đức Quang.

Đề xuất cho doanh nghiệp huy động vốn trước khi xây xong phần móng được phản biện nhiều nhất. trưởng phòng kế hoạch quy hoạch tổng hợp Sở Tài nguyên và Môi trường Tp HCM, bà Nguyễn Thị Cẩm Vân khẳng định, mở thị trường bằng cách chấp thuận có quy hoạch 1/500 được huy động vốn sẽ làm tăng thêm tính bất ổn xã hội.

Theo bà Vân, quy hoạch 1/500 vẫn chỉ là nhà trên giấy, lúc này chủ đầu tư chưa xây móng hoặc không có hạ tầng.

phân tích, thị trường bất động sản Việt Nam tiềm ẩn yếu tố đầu cơ từ khách hàng thứ cấp quá lớn. Hệ quả là tình trạng mua bán, sang nhượng căn hộ “ảo” đang tràn ngập khắp nơi.

Quan điểm của bà Vân, bất động sản là kênh đầu tư lâu dài, doanh nghiệp phải tự liên doanh hoặc liên kết với các tổ chức tín dụng để xây dựng căn hộ, không nên chăm chăm huy động vốn từ người dân.

Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Tp HCM Đào Anh Kiệt vẫn giữ nguyên ý kiến, để tuân thủ đúng Luật Nhà ở, chỉ được bán nhà khi xây xong phần móng. Cần làm rõ khái niệm móng và quy định chuyên môn để doanh nghiệp có căn cứ thực hiện.

Ông Kiệt cho biết thêm, với 15 kiến nghị của Hiệp Hội Bất động sản, những mục nào thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên môi trường, Sở sẽ rà soát quy định và soạn thảo văn bản trình UBND Tp HCM xem xét.

Riêng những kiến nghị ngoài thẩm quyền, Sở Tài nguyên môi trường sẽ chuyển cho các sở ngành liên tháo gỡ vướng mắc giúp Hiệp hội.

Khảo sát của VnExpress, tại Tp HCM nhà đất đang mạnh, tỷ lệ giảm tính từ đầu năm đến nay đã lên đến 30-50%. Thậm chí đã có dự án trở về gần sát với khung giá gốc ban đầu.

Dự án Him Lam quận 8 trước đây có giá gốc là 14 triệu đồng mỗi m2, thời kỳ sốt đất đã tăng lên thành 28 triệu. Hiện giá bán trên thị trường chỉ còn 15 triệu đồng mỗi m2, chênh lệch 1 triệu so với giá ban đầu.

Khu Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 đã giảm từ 30 triệu đồng mỗi m2 xuống còn 17-22 triệu đồng. The Vista cũng giảm từ 3.500-2.800 USD mỗi m2 xuống còn 2.100-2.400 USD. Saigon pearl giảm từ 4.500 USD mỗi m2 xuống còn 3.100-3.200 USD.

Bên cạnh cơn khủng hoảng giảm giá, thị trường còn bị chấn động bởi vụ “lùm xùm” trong việc

Giảm giá, song giao dịch thành công ngày càng ít dần. Nhiều trung tâm môi giới rơi vào tình trạng không bán được căn nào từ đầu tháng 4 đến nay.

Nhân viên môi giới nhà đất tại một văn phòng trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 tiết lộ, trong tháng 3 công ty còn thống kê được 10 giao dịch thành công, nhưng tháng này ảm đạm đến mức giao dịch tính đến ngày 25/4 đếm không quá một bàn tay.

Bên cạnh việc thiếu tiền triển khai dự án, nguyên nhân dẫn đến tình hình thoái trào của thị trường địa ốc Sài Gòn còn do người mua nhà chần chừ chờ giảm giá thêm, theo nhận định của giới kinh doanh.

Vũ Lê

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *