TP.Hồ Chí Minh: Vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường

theo sở tài nguyên môi trường thành phố hồ chí minh cho biết hiện nay vẫn còn khoảng 60 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm danh sách phải di dời, nhưng vẫn nêu ra nhiều khó khăn để chây ỳ, không chịu di dời ra khỏi các khu dân cư. trong đó tập trung nhiều nhất là các cơ sở dệt nhuộm, tái chế bao bì nhựa, tái chế giấy… ở các quận: tân bình, bình chánh, tân phú, gò vấp, quận 12… ngoài ra, còn có một số đơn vị sản xuất quy mô lớn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng lẽ ra phải thực hiện di dời từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa di dời như công ty cp vissan, nhà máy thuốc lá sài gòn, sơn bạch tuyết…
 
từ năm 2003, thành phố hồ chí minh đã quy định 14 ngành nghề không được hoạt động trong các khu dân cư như tái chế giấy, nhựa bao bì, thuộc da, tái chế sắt thép, kim loại, sản xuất hóa chất….và tiến hành thống kê trên địa bàn có trên 3.000 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, trong đó có 1.402 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng buộc phải di dời ra khỏi các khu dân cư như nm thuốc lá sài gòn, công ty phân bón bình điền, công ty bông bạch tuyết, nm dầu tường an, nm hóa chất tân bình… thành phố đã dành nguồn kinh phí trên 250 tỷ đồng để hỗ trợ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường di dời ra khỏi các khu dân cư; chỉ đạo ban quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp qui hoạch các khu vực dành cho những ngành nghề thích hợp và dành quỹ đất đủ đáp ứng nhu cầu về mặt bằng của các cơ sở sản xuất di dời từ nội thành ra để xây dựng cơ sở sản xuất mới. cụ thể như khu công nghiệp hiệp phước (huyện nhà bè) dành 30 ha đất cho các doanh nghiệp di dời thuộc các ngành nghề xi mạ, thuộc da, dệt nhuộm, hóa chất… khu công nghiệp lê minh xuân ( huyện bình chánh) dành 15 ha đất cho cácdoanh nghiệp qui mô nhỏ của các ngành nghề gây ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn; khu công nghiệp tân phú trung ( huyện củ chi) dành 100ha đất cho các doanh nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước… qua đó, đến nay đã có trên 1.300 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đã thực hiện di dời ra ngoại thành và vào các khu công nghiệp. nhưng hiện nay vẫn còn khoảng 60 doanh nghiệp vẫn nêu nhiều lý do khó khăn để tiếp tục sản xuất trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. điển hình như ở quận tân phú vẫn còn trên 20 nhà máy, cơ sở tái chế giấy, tẩy nhuộm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các phường hòa thạnh, tân thới hòa, hiệp tân, bình hưng hòa… và nước thải từ các cơ sở sản xuất trên đều xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước khu vực, đổ ra kênh hiệp tân. tương tự trên tuyến đường nguyễn văn quá, quận 12 vẫn còn hàng chục cơ sở sản xuất, xí nghiệp thuộc đủ loại ngành nghề như tái chế giấy, tẩy nhuộm, sản xuất hóa chất, keo… hoạt động suốt ngày đêm với nguồn năng lượng dùng trong sản xuất là than đá, dầu do, củi.. nên luợng khói bụi thải ra môi trường khá nhiều và tất cả các cơ sở sản xuất trên đều xả nước thải, hóa chất chưa qua xử lý xuống thẳng kênh tham lương, gây ô nhiễm nghiêm trọng dòng kênh này…
 
thanh tra sở tn-mt thành phố cho biết, nguyên nhân chính do các quy định pháp luật có liên quan đến xử lý vi phạm về môi trường chưa hoàn chỉnh. cụ thể như mức độ phạt bằng tiền còn quá thấp (mức phạt tối đa của thanh tra sở 30 triệu đồng, của ubnd thành phố 70 triệu đồng) và hình phạt bổ sung chỉ là tạm đình chỉ hoạt động của công đọan gây ô nhiễm cho đến khi khắc phục xong nên đã gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị làm công tác kiểm tra. một nguyên nhân nữa là việc thanh tra và xử lý môi trường của nhiều quận huyện và chính quyền cơ sở còn đùn đẩy, chưa thực hiện hết chức năng được giao…
 
ubnd thành phố hồ chí minh đang chỉ đạo các ngành chức năng tập trung kiểm tra, xử lý những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn; đẩy nhanh việc di dời các cở sở gây ô nhiễm môi trường. sau tháng 3/2009 thành phố sẽ xử lý mạnh tay hơn với các cở sở sản xuất vẫn còn gây ô nhiễm môi trường ./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *