Trong các ghi chú về việc lựa chọn Frei Otto trở thành người chiến thắng của giải thưởng Pritzker 2015, ban giám khảo giải thưởng đã nhận xét ông là một Kiến trúc sư đã đưa công việc của mình vượt qua ranh giới của mọi chuẩn mực truyền thống, một kiến trúc sư và đồng thời là “nhà nghiên cứu, nhà phát minh, kỹ sư, nhà xây dựng giáo viên, người cộng tác, nhà môi trường học, nhà khoa học nhân văn.
Để tìm hiểu thêm về phương pháp tiếp cận đa ngành của Otto với kiến trúc cũng như nhấn mạnh vào con đường thử nghiệm kiến trúc của ông, chúng tôi đã quay trở lại với cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Juan María Songel vào năm 2004, bài phỏng vấn được công bố trong cuốn sách “Một cuộc mạn đàm với Frei Otto”. Trong cuộc phỏng vấn, Otto thảo luận rất nhiều về chủ đề liên quan đến kiến trúc của thế kỷ 21, đặc biệt là tầm quan trọng của việc thử nghiệm và nghiên cứu, ông tuyên bố: “Nghiên cứu tạo ra sản phẩm phải dũng cảm”.
Tuy nhiên, Otto cho rằng đang có một sự thiếu vắng mang tính chất liên ngành trong nghề nghiệp:“Ngày nay, không phải Kiến trúc sư hay Kỹ sư thực hiện những nghiên cứu mang tính đột phá. Đơn giản vì chúng ta thiếu vắng sự tham gia của họ ở một trong hai lĩnh vực – khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên.Otto hợp tác rộng rãi với các Kỹ sư, và ông được biết đến với sự chú trọng vào công nghệ, nhiều năm trước khi bắt đầu của kỷ nguyên công nghệ cao.
Frei Otto đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với các kỹ sư hàng đầu như: Fred Severud, Ove Arup, Ted Happold, Eduardo Torroja, Heinz Isler and Félix Candela, và giữa những người khác. Đó là thông qua tình bằng hữu mà anh đã đến gặp Walter Gropius trên một chuyến đi đến Mỹ vào năm 1950:
Gropius đã coi Otto là người kế nhiệm thực sự phương pháp thực nghiệm của phong trào Bauhaus bởi Otto “không bắt đầu từ bất kỳ phương pháp tiếp cận chính thức, mà tìm kiếm các hình thức kiến trúc tương lai thông qua những thí nghiệm.” Thông qua bản phác thảo hệ thống của ông, Otto tìm cách tổ chức khả năng vô hạn của hình thức, mà ông gọi là “phương pháp có hệ thống của sáng chế.”
Ngày này, tính thực dụng được đặt lên hàng đầu kèm theo sự cần thiết phải thực hiện các thí nghiệm và thử nghiệm vật lý với các mô hình luôn đặt vào câu hỏi với khả năng sử dụng máy tính như một công cụ để tối ưu hóa và tìm kiếm những hình thức mới. Nhưng làm cách nào để máy tính thực sự hữu dụng ?
Tuy nhiên, Otto cũng không phản đối hoàn toàn việc sử dụng máy tính trong các thiết kế của mình:
“Tôi phải nói thêm rằng kể từ năm 1965 tất cả các công trình của tôi đã được tính toán bằng máy tính. Điều này là lẽ tự nhiên và không cần phải đặt câu hỏi bởi ngày nay nó thực sự phổ biến.”
Những bài học rút ra từ cuộc trò chuyện của Otto và Songel cho thấy quan điểm tiếp cận với kiến trúc của Otto, cái nhìn đa ngành của ông trong lĩnh vực này và trong những thách thức ở phía trước. Sự tin tưởng của Otto vào tầm quan trọng của phương pháp thực nghiệm và giá trị của nó như một chìa khóa cho các thế hệ tương lai là một phần liên đới của cuộc trò chuyện. Đi trước thời đại mình nhiều thập kỷ, Otto hiểu được mối song cực con người và kỹ nghệ rất lâu trước khi thời đại công nghệ cao bùng nổ.