Trang chủ » 350 triệu USD cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

350 triệu USD cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

bởi Kien Truc - Kientruc.vn





– Đó là tổng giá trị hợp đồng gói thầu EPC (Thiết kế – Cung cấp vật tư thiết bị – Xây lắp) dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông đã được ký giữa Cục Đường sắt Việt Nam với một công ty Trung Quốc, vào ngày 22/5.


 


Theo hợp đồng được ký giữa ông Vũ Xuân Hồng – Cục Trưởng Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) với ông Lô Kiến Trung – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, phía đối tác sẽ làm các công việc gồm: khảo sát – thiết kế; cung cấp thiết bị (điện, thông tin, tín hiệu, điều khiển chạy tàu, kiểm soát vé…) và 52 toa tàu; thực hiện công tác xây lắp (cầu cạn, nhà ga…); chuyển giao công nghệ… Thời gian thực hiện hợp đồng là 5 năm kể từ ngày ký.


 







Với việc đồng thời triển khai cùng lúc 2 dự án đường sắt đô thị, hy vọng 5 năm tới, giao thông nội đô sẽ đổi khác. (Ảnh minh hoạ: VNN)

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là tuyến đường sắt nhẹ đi trên cao, có chiều dài hơn 13km, với điểm đầu của tuyến là nút giao Cát Linh – Giảng Võ và điểm cuối là bến xe Hà Đông mới cạnh quốc lộ 6.


Trên toàn tuyến được bố trí 12 ga, khoảng cách trung bình giữa các ga trên tuyến là 1km. Tuyến được xây dựng theo khổ đường đôi 1.435mm; sử dụng sức kéo điện với đoàn tàu gồm 4 toa (giai đoạn đầu khai thác) hoặc 6 toa (giai đoạn về sau khi lưu lượng giao thông tăng) với sức chở tương ứng là 1.326 và 2.008 hành khách, tần suất vận chuyển tối đa 2 phút/chuyến; năng lực vận chuyển cao nhất 28.500 khách/giờ.








TIN LIÊN QUAN


  • Năm 2014, Hà Nội sẽ có tuyến tàu điện ngầm đầu tiên?
  • Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội 2 chọn tư vấn “ngoại”
  • Gần 9.000 tỉ đồng xây đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông
Dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD. Trong đó, 85% là vốn vay của Trung Quốc, còn lại là vốn đối ứng trong nước.


Dự án được chia thành 7 gói thầu, trong đó gói thầu chính của dự án là gói thầu số 1 (gói thầu EPC) có tổng giá trị 350,573 triệu USD. Dự án do Cục ĐSVN làm chủ đầu tư. 


Cục ĐSVN cho biết, thời gian thực hiện khảo sát – thiết kế trong vòng 9 tháng. Phần xây dựng và lắp đặt thiết bị là 48 tháng (với điều kiện có mặt bằng sạch) và 3 tháng vận hành thử.


Dự kiến đến năm 2014, tuyến đường sắt này sẽ đi vào khai thác.


 


Như vậy, cùng với tuyến đường sắt Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, dự kiến cũng được hoàn thành vào năm 2014 (được xây bằng vốn vay ODA), thì Hà Nội sẽ có 2 tuyến đường sắt đô thị trong vòng 5 năm tới.




  • Chí Hiếu

Banner

Có thể bạn cũng thích

Về KIẾN TRÚC.VN

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

©2006-2025. All Right Reserved. Designed and Developed by kientruc.vn.