(VTC News) – Với mong muốn tìm ra nguyên nhân Dự án cải tạo, xây công viên hồ Ba Mẫu bị dừng đột ngột và “đắp chiếu” suốt 19 năm qua. Trong quá trình điều tra, tìm hiểu dự án hồ Ba Mẫu phóng viên Báo điện tử VTC News đã tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề khiến cho dự án hồ Ba Mẫu chưa thể hoàn thành.
> Dự án hồ Ba Mẫu: Giữ nguyên khu có nhiều nhà ở lâu năm
> Chủ tịch HN: Thực hiện nhanh nhất dự án hồ Ba Mẫu
> Chủ tịch UBND TP HN: Giải quyết sớm “vụ” hồ Ba Mẫu
> Ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội đang ở đâu?
> Chỉ mất khoảng 20 ngày để cắm xong mốc hồ Ba Mẫu
> Những bất cập của dự án hồ Ba Mẫu (phần 5)
> Dự án hồ Ba Mẫu dừng lại vì không đủ quỹ đất di dân?
> Dân không cho chủ dự án hồ Ba Mẫu vào cắm mốc vì bị đe dọa?
> Các cơ quan chức năng bắt tay “đánh thức” dự án hồ Ba Mẫu
> Dự án hồ Ba Mẫu “đắp chiếu” 2 thập kỷ vì không là trọng điểm?
> Người dân hồ Ba Mẫu và hơn 10 năm “đoạn trường” kiến nghị
> Dự án hồ Ba Mẫu: “Lãnh đạo cao nhất Hà Nội hãy đối thoại với dân”
> Dự án hồ Ba Mẫu có thể hoàn thành trong 3 tháng?
> Hồ Ba Mẫu: Đã có phương án nhưng vẫn chậm triển khai?
> Chính quyền thiếu quyết liệt trong dự án hồ Ba Mẫu?
Có hai vấn đề nổi cộm lên trong việc thực hiện dự án hồ Ba Mẫu và là nguyên nhân khiến dự án treo tới 19 năm qua: một là, Dự án Công viên hồ Ba Mẫu bị dừng lại do không đủ quỹ đất di dân; hai là, chủ Dự án hồ Ba Mẫu bị đe dọa nên không thể thực hiện được theo đúng như kế hoạch.
1. Theo ông Phạm Văn Thiệu, Đảng viên phường Phương Liên (Q. Đống Đa, Hà Nội), dự án Công viên hồ Ba Mẫu bị dừng lại do không đủ quỹ đất di dân. “Diện tích 5.000m2 đất dùng cho việc di dân, sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch đã được chia nhỏ từng lô bán cho các cá nhân xây nhà để ở”.
Theo tài liệu mà PV VTC News có được thì mục đích ban đầu trong Giấy phép sử dụng đất số 5556 ngày 22/12/1990 của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc triển khai xây dựng Công viên hồ Ba Mẫu khi đó rất hợp với những người dân sống quanh hồ Ba Mẫu và người dân Hà Nội.
“Điều khiến người dân khá bức xúc là diện tích 5.000m2 đất dùng cho việc di dân, sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch đã được chia nhỏ từng lô bán cho các cá nhân xây nhà để ở.
Việc làm trên đã buộc dự án dừng lại vì không đủ quỹ đất di dân. Sự bất hợp lý trên khiến cho cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở đây vô cùng khổ cực. Khi nhớ lại “đoạn trường” dự án, nhiều người dân khu vực hồ Ba Mẫu vẫn không hiểu dự án này thực sự là phục vụ cho ai?
Ngày 4/4/2001, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 14 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án cải tạo,xây dựng công viên hồ Ba Mẫu. Quyết định trên được coi là một động tác sửa sai. |
Việc triển khai dự án cải tạo hồ Ba Mẫu có lúc sai như thế nên ngày 4/4/2001, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 14 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án cải tạo dự án hồ Ba Mẫu. Quyết định trên được coi là một động tác sửa sai”.
Theo Quyết định số 14 thì dự án giai đoạn hai tiếp tục thực hiện các phần việc như xây dựng một khu chung cư cao 11 tầng đúng vị trí của hạng mục công trình trường tiểu học Phương Liên trước đây. Hoàn thiện vòng hồ, cải tạo hệ thống cấp thoát nước.
“Chính quyền có luật trong tay, nhưng tại sao lại không thực hiện được dự án? Lúc nào cũng thấy nói về việc cải tạo, xây dựng công viên hồ Ba Mẫu nhưng rút cuộc chẳng làm được cái gì, khiến cho những lời hứa của các đồng chí lãnh đạo ở phường, Quận rồi cả chủ dự án ngày càng mất niềm tin với nhân dân”. Bà Nguyễn Thị Hoàn, Phó Tổ trưởng tổ dân cư 16, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội thắc mắc. |
Dân cư khi đó lại một lần nữa vui sướng khi thấy tấm biển quy hoạch cắm ngay đầu đường vào khu hồ Ba Mẫu, cũng như quá trình khôi phục lại mốc giới. Rồi người ta lại thất vọng vì thời gian cứ trôi đi mà dự án trên thì dậm chân tại chỗ.
2. Ông Bùi Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án hạ tầng đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) chủ dự án hồ Ba Mẫu nhớ lại. ”Khi cán bộ của chúng tôi vào đo đạc khảo sát thì bị một số đối tượng nghiện hút khống chế, bị đe dọa về mặt tinh thần, thậm chí còn bị đe dọa về tính mạng. Dĩ nhiên là chúng tôi không sợ nhưng đã gây ra những khó khăn khi triển khai thực hiện dự án”.
“Trong khi thực hiện dự án chúng tôi đã vấp phải sự không đồng tình của một số hộ dân phản đối dự án hồ Ba Mẫu. Về mặt quan điểm của Nhà nước chúng tôi không chịu. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng sự can thiệp của các cơ quan công quyền là rất chậm. Mỗi lần chúng tôi vào triển khai rồi bàn bạc với chính quyền, chúng tôi lại nhận được đơn thư khiếu kiện của người dân gửi tới các cơ quan Đảng, Nhà nước. Mỗi lần người dân khiếu kiện như vậy chúng tôi bắt buộc phải dừng dự án”.
Khi dự án hồ Ba Mẫu chưa hoàn thành, đồng nghĩa với việc nhà cửa của người dân quanh khu vực hồ Ba Mẫu vẫn tềnh toàng, chắp vá. |
Còn theo bà Nguyễn Thị Liên – Tổ trưởng tổ 23A, phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội) cho biết. “Năm 2001, trước khi chủ dự án vào triển khai cắm mốc một ngày, chúng tôi đã thấy những người lạ mặt vào nhà đe dọa, nếu mà đống ý cho chủ dự án vào cắm mộc vạch sơn dự án hồ Ba Mẫu thì con đi làm, cháu đi học sẽ gặp nguy hiểm. Thế là những người già như chúng tôi run lẩy bẩy vì lo đến tính mạng của con cái mình. Khi chủ dự án đến chúng tôi sợ bị trả thù bởi những kẻ lạ mặt nên không cho chủ dự án vào cắm mốc vạch sơn”.
Bà Liên kể tiếp: “Một số hộ dân lấn chiếm đất trái phép còn đe doạ cả chủ dự án, khi họ vào tiến hành đo vạch sơn thì bị đuổi như đuổi “tà”. Không hiểu những người lấn chiếm đất của dự án lấy đâu nhiều quyết định liên quan đến việc đầu tư dự án thế. Nhiều lắm! Đến chủ dự án chưa chắc đã có đầy đủ giấy tờ bằng.
Bên cạnh đó, chủ dự án cũng không đủ lý lẽ để cãi với họ. Không những vậy, số hộ dân này còn kéo lên cả cấp trên để phản đối việc đầu tư sai mục đích của dự án hồ Ba Mẫu, rồi việc đền bù chưa thoả đáng khiến cho việc khiếu kiện kéo dài nhiều năm. Cũng có nhiều đoàn thanh tra về làm việc nhưng cuối cùng sự việc thế nào chúng tôi cũng không được biết”.