Hà Nội chìm trong cơn “đại hồng thủy”: Đâu là nguyên nhân?

loay hoay với ngập úng

chỉ trong vòng 5 tháng, hà nội 2 lần ngập chìm trong biển nước. nguyên nhân các nhà quản lý đưa ra vẫn là những lời giải thích quen thuộc: hệ thống thoát nước hà nội chỉ được thiết kế cho những cơn mưa có cường độ thấp hơn; tốc độ đô thị hóa quá nhanh khiến dòng chảy bị tắc nghẽn; phải đầu tư xong giai đoạn ii của dự án thoát nước mới hết ngập… song liệu khi đầu tư xong hệ thống thoát nước giai đoạn ii hà nội sẽ hết ngập với cách quản lý như hiện nay?
 
hà nội chìm trong cơn đại hồng thủy: đâu là nguyên nhân?
ảnh: bbc
 
hệ thống thoát nước yếu kém
 
trận mưa lũ lịch sử trong những ngày qua khiến hà nội chìm trong biển nước là điều không thể tránh khỏi. ngay cả hệ thống thoát nước của hà nội khi thiết kế cũng chưa tính toán đến khả năng tp phải hứng chịu lượng nước lớn đến như vậy. công suất thiết kế hệ thống thoát nước hà nội giai đoạn 1 cũng chỉ xử lý được lượng mưa 170mm trong hai ngày và giai đoạn 2 nếu hoàn tất cũng chỉ ở mức 360mm trong hai ngày. tuy nhiên, nhìn vào hệ thống thoát nước hiện nay của hà nội thì những trận mưa nhỏ hơn nhiều cũng gây hàng chục điểm úng ngập do hệ thống thoát nước xuống cấp.
 

phản hồi từ doanh nghiệp
 
* ông dương văn sơn – chủ tịch hđqt tcty cơ khí xây dựng (coma) cho hay: sau trận mưa lớn kéo dài liên tục trong 3 ngày, coma có tới 5 dn bị thiệt hại nặng nề là coma 4, coma 5, coma 6, coma 7 và cty ld cơ khí hà nội. được biết, hầu hết thiết bị máy móc cơ khí có giá trị lớn (từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng) hiện vẫn bị ngâm trong nước, từ 0,5 – 1m. đến sáng 3/11, các đơn vị vẫn chưa thể cử người vào hiện trường để trục vớt được máy móc mà chỉ có cách duy nhất là thuê thuyền, chở người vào canh chừng, bảo vệ thiết bị. ông sơn cũng cho hay, lãnh đạo tcty đã cử các đoàn đến khảo sát tình hình ngập lụt tại các dn trên. tuy nhiên thông tin ban đầu cho hay không thể dùng biện pháp bơm cưỡng bức cứu máy móc thiết bị được, bởi toàn bộ khu vực xung quanh các nhà máy kể trên đều trong tình trạng nước ngập mênh mông.
 
* ông nguyễn anh tuấn – tổng giám đốc tcty thuỷ tinh và gốm xây dựng (viglacera) cho hay: các đơn vị của viglacera bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt mưa bão này chủ yếu là các đơn vị sản xuất gạch đỏ trên địa bàn hà nội, gồm: cty cp gốm xd hữu hưng, cty cp từ liêm, nhà máy bao bì và má phanh ôtô, cty cp đông anh, cty cp cầu đuống, cty cp bá hiến. theo báo cáo nhanh của các đơn vị, số lượng sản phẩm gạch mộc bị hư hỏng do sập đổ chiếm 50 – 70%  sản lượng. cty hữu hưng bị cô lập hoàn toàn trong vùng ngập nước, hiện đoàn khảo sát của tcty cũng chưa thể vào tận hiện trường để nắm tình hình. một số đơn vị thuộc viglacera cho hay, thường xuyên tổ chức đội thanh niên xung kích để “trực chiến” trong suốt những ngày mưa lũ để sẵn sàng thực thi các phương án bảo vệ thiết bị, máy móc.
 
* trong những ngày mưa lớn vừa qua, điều mà tcty đầu tư phát triển nhà và đô thị (hud) mừng nhất là hệ thống cống tiêu thoát nội bộ tại các khu đô thị của tcty làm chủ đầu tư khá tốt – đó là thông tin từ ông nguyễn thắng, chánh văn phòng tcty. mặc dù thừa nhận bị động thông tin về dự báo thời tiết, nhưng ngay khi bắt đầu xảy ra mưa lớn, các đơn vị nhanh chóng bắt tay thực hiện những phương án bảo vệ tầng hầm của các chung cư cao tầng nên đến nay có thể khẳng định chắc chắn một điều, tất cả các kđt của hud đều không để xảy ra bất cứ thiệt hại đáng kể nào về tài sản, xe máy của cư dân dù nước cũng tràn lấp xấp. tuy nhiên ông thắng cũng cho hay, những kđt mà hệ thống thoát nước liên quan nhiều đến khu vực dân sinh như kđt định công, pháp vân đã xảy ra tình trạng  úng ngập bên ngoài rất lớn, buộc bql phải cho thang máy dừng hoạt động để tránh nguy hiểm cho người sử dụng. lúc này chưa thể hy vọng một giải pháp thoát nước nào thực sự hữu hiệu cho hai kđt này.
 
* ông nguyễn quang mẫn – chủ tịch hđqt tcty sông hồng cho hay: do chủ động phòng chống mưa lũ nên đến hết ngày 3/11, toàn tcty không để xảy ra bất cứ thiệt hại lớn nào về người và tài sản. tuy nhiên lãnh đạo tcty vẫn đôn đốc và nhắc nhở các đơn vị thành viên nâng cao ý thức phòng ngừa, sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất nếu mưa và lũ lụt tiếp tục dâng lên.
 
anh thư (thực hiện)

theo cty thoát nước hà nội, hiện đơn vị này đang quản lý 634km cống rãnh các loại, trong đó có tới 74km cống được xây dựng trước năm 1954 ở khu vực thành phố cũ và còn khoảng 25-30% đường phố chưa có cống. tính trung bình, tỷ lệ đường cống trên đầu người ở hà nội chỉ đạt 0,2m/người, bằng 1/10 so với tỷ lệ đường cống trên đầu người các đô thị trên thế giới. các mạng lưới này phần lớn có tiết diện nhỏ, lại xuống cấp nên khả năng thoát nước giảm đáng kể. mặt khác, việc sử dụng ao hồ để điều tiết thoát nước có vai trò quan trọng nhưng lại không được coi trọng. tp hiện có khoảng 110 hồ nhưng chỉ có 44 hồ được đưa vào quản lý mực nước. diện tích ao hồ lại giảm mạnh do dân tự lấp và các dự án phát triển đô thị khiến cho khả năng điều tiết của ao hồ bị giảm đáng kể. trong khi đó, các tuyến mương hở có tiết diện nhỏ, cao độ đáy không bảo đảm khả năng tiêu thoát nước mưa và đều bị dân lấn chiếm bất hợp pháp. dự án thoát nước giai đoạn i đã hoàn thành nhưng cũng không cải thiện được tình trạng úng ngập được bao nhiêu do lượng bùn lắng đọng tại các sông đã cao hơn 0,7 – 1m so với khi bàn giao; nhiều hạng mục thi công xong đã 7 – 10 năm nên xuống cấp… cửa điều tiết thanh liệt lại chưa thi công xong; mực nước sông nhuệ thường dâng lên rất nhanh nên việc tiêu chậm, chỉ đạt 60%, không kịp “giải thoát” cho hà nội khi bị úng ngập bao vây.

 
giải pháp nào?
 
cách đây hơn chục năm, một lãnh đạo cty thoát nước hà nội đã thẳng thắn tuyên bố: “đừng mơ một giải pháp trọn gói về thoát nước cho hà nội vì cốt nền của tp thấp hơn mực nước của sông hồng, sông sét, sông đáy và sông nhuệ. chỉ có một giải pháp duy nhất cho những ngày mưa lũ là bơm cưỡng bức ra sông hồng. nhưng trạm bơm yên sở vào những ngày mưa lớn phải bơm liên tục trong 4-5 ngày không gặp sự cố gì và không mưa nữa thì mới hết các điểm úng ngập”. hơn 10 năm sau, hà nội xảy ra trận mưa lịch sử. và theo dự báo của các cơ quan chức năng, phải 4 ngày tới nếu trạm bơm yên sở hoạt động hết công suất và trời không mưa hà nội mới hết các điểm úng ngập. như vậy, sau hơn 10 năm, dù đã nhìn nhận trước được vấn đề tồn tại, hệ thống thoát nước hà nội vẫn chưa giải được bài toán cho mình. nhiều chuyên gia về hạ tầng cũng khẳng định, trước mắt, muốn giải cứu hà nội thoát khỏi lụt cục bộ chỉ có cách bơm thoát nước ra sông hồng để tránh tình trạng cô lập như hiện nay. song liệu đó có phải là giải pháp lâu dài và hiệu quả nhất cho hệ thống thoát nước hà nội?

một giáo sư viện khoa học thủy lợi phân tích: chúng ta đã sai lầm trong cách tiếp cận vấn đề về chống úng cho hà nội vì đồng nhất hóa hệ thống thoát nước thải của hà nội với hệ thống thoát nước mưa. thay vì đi chống úng thì chúng ta lại đi mở rộng và cải tạo hệ thống thoát nước thải và bắt nó vừa thoát nước thải, vừa thoát nước úng khi trời mưa, trong khi về cơ bản hiện nay hệ thống nước thải hà nội có thể thải toàn bộ nước dùng và sinh hoạt. vì vậy phải xác định rằng hệ thống thoát nước chống úng cho hà nội phải độc lập với hệ thống thoát nước thải cho sinh hoạt của hà nội hiện nay. đó là điều kiện tiên quyết để giải thoát cho các tuyến phố thường xuyên bị ngập lụt cũng như giải quyết một cách triệt để tình trạng này trên bình diện toàn tp hiện nay. chỉ khi hai hệ thống này độc lập thì chúng ta mới có thể phát triển các giải pháp xử lý cần thiết trước khi dẫn chúng tới các trạm bơm thoát nước hiện nay tại yên sở và thanh liệt. hiện nay, cái chúng ta cần tránh là dẫn toàn bộ nước thải nguyên chất về 4 con sông mà phải xử lý chúng. nếu không sẽ gây kích úng và tích úng cục bộ, bịt kín khả năng tạo các dòng thông úng liên hoàn và có lưu tốc lớn, làm trầm trọng thêm tình trạng úng của hà nội hiện nay.

 
vẫn biết, chúng ta không thể bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư xây dựng một hệ thống thoát nước đáp ứng được lượng mưa quá lớn hàng chục năm mới xảy ra một lần như vừa qua. song đã đến lúc, các nhà khoa học làm thủy lợi và giao thông công chính cần phải ngồi lại với nhau để thiết kế một hệ thống thoát nước thải, nước mưa, hệ thống kênh, trục bơm cho phù hợp.
 
năm 2003, bộ xây dựng đã ban hành chương trình khung thực hiện định hướng phát triển thoát nước đô thị việt nam đến năm 2020. theo đó, mục tiêu trước mắt của chương trình đầu tư phát triển hệ thống thoát nước hà nội trong 10 năm là xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước nhằm loại bỏ tình trạng úng ngập cục bộ, cải tạo hệ thống cống thoát nước để tách nước thải khỏi nước mưa nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tập trung được nước thải để xây dựng khu xử lý trong giai đoạn sau. dự kiến, đến năm 2020, khi hà nội được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải hoàn chỉnh, tình trạng úng ngập cục bộ sẽ được xóa bỏ. tuy nhiên, hiện nay hà nội vẫn đang đồng nhất hóa hệ thống thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa.
 

thiệt hại nặng nề
 
theo báo cáo của ubnd tp hà nội thì trận mưa lớn vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. 45.000ha cây trồng bị ngập úng khả năng không còn cho thu hoạch, ước thiệt hại khoảng 450 tỷ đồng. đặc biệt, mưa lớn đã phá tan công sức của hàng ngàn hộ dân nuôi cá tại các huyện ngoại thành hà nội. nhiều hộ nuôi cá đã mất trắng tiền tỷ sau cơn mưa. với 9.000ha nuôi cá, ước thiệt hại lên đến trên 800 tỷ đồng. mưa với cường độ lớn còn gây thiệt hại lớn cho các tuyến đê như: sự cố sạt, trượt mái đê, bờ sông tại huyện mê linh, đan phượng. trên các tuyến đê cấp 3, cấp 4, đê bối thuộc các tuyến sông tích, sông bùi, sông đáy, sông nhuệ, sông mỹ hà nhiều đoạn bị tràn bờ, gây sạt. nhiều hồ đập cũng bị đe dọa an toàn. ubnd tp hà nội cho biết, có 26 điểm bị ngập từ 100m đến 300m với độ ngập từ 30cm đến 100cm nên gây ách tắc giao thông nghiêm trọng. có khoảng 10.000 hộ dân bị ngập, một số trường học, trạm y tế cũng bị ngập úng. tổng thiệt hại do mưa lớn gây ra tại hà nội lên đến 3.000 tỷ đồng.

lê mỹ (tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *