Đà Nẵng có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có diện tích rừng lớn bao phủ các đồi núi phía Tây Tp, có hệ thống sông ngòi chảy trong đô thị, có bờ biển dài gần 100km và được tạp chí Forbes (Mỹ) xếp vào các bãi biển đẹp nhất hành tinh. Đà Nẵng nằm trên con đường di sản văn hóa thế giới như đô thị cổ Hội An, di sản Mỹ Sơn, Cố đô Huế, hang động thiên nhiên phong Nha-Kẻ Bàng… là cửa ngõ liên thông với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là cảng Tiên Sa. Cùng với ưu thế trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế. Đà Nẵng có cảng thương mại được trang bị tốt thứ ba Việt Nam (công suất 4 triệu tấn/năm), Sân bay quốc tế Đà Nẵng được cải tạo nâng cấp là một trong ba sân bay tốt nhất Việt Nam.
Qua thực tế phát triển và đầu tư trong những năm vừa qua và định hướng phát triển, KĐT cũ được xác định với các chức năng ưu tiên là dịch vụ thương mại, khách sạn, văn phòng, tài chính ngân hàng. Tp đang tiếp tục thi công một số trục quan trọng như đường Nguyễn Văn Linh nối dài vượt sông Hàn qua khu trung tâm Q.Sơn trà ra biển. Ngoài ra, Tp đã và đang từng bước di dời các đơn vị sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu trung tâm đến các KCN tập trung. Đà Nẵng là Tp trẻ, năng động, hệ thống kiến trúc cổ không nhiều, vì vậy kiến trúc được định hướng phát triển theo xu hướng hiện đại có bản sắc. Công tác thiết kế đô thị đang được triển khai thực hiện làm cơ sở quản lý, bảo đảm phát triển bền vững, tạo đặc trưng kiến trúc, hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên sẵn có. Tp đã đầu tư xây dựng các khu công viên cây xanh như: khu công viên Khuê trung, công viên biển cuối tuyến đường phạm Văn Đồng, các khu cây xanh gắn với trung tâm thể thao giải trí ở khu vực Q.Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Bà Nà – Suối Mơ, ven sông Hàn, đường 2/9, đường Cách mạng tháng Tám… Các công viên rừng và bảo tồn thiên nhiên tại Sơn trà, phước Tường, Bà Nà – Núi Chúa, Đồng Nghệ… được hình thành. Chỉ tiêu đất cây xanh đô thị 8 – 10m2/người được xác định và dành đất tại các đồ án quy hoạch đã góp phần cải tạo không gian chung cho toàn Tp. trong những năm qua Đà Nẵng phát triển các tuyến trọng điểm, định hướng kéo dài bờ sông, bờ biển, phát huy tiềm năng về thiên nhiên tạo diện mạo cho Đà Nẵng hướng ra mặt sông. Đường Nguyễn Tất Thành và đường ven biển Sơn trà – Điện Ngọc nối nhau bởi cầu Thuận phước… giúp Đà Nẵng trở thành đô thị hướng biển. Hiện tại các tuyến trung tâm Tp được đầu tư về cây xanh cảnh quan, điện trang trí… tạo cảnh quan cho cửa ngõ ra vào Tp. Đà Nẵng cũng đang tiếp tục đầu tư đường Nguyễn Văn Linh nối dài từ sân bay quốc tế ra biển. Đường Lê Văn Hiến – trần Đại Nghĩa (nối thẳng đường Ngô Quyền) là một tuyến đường trục cho dải đô thị Đông Nam Tp đi thẳng Hội An đang được thi công. Các tuyến đường nội thị được đầu tư nâng cấp mở rộng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đáp ứng được nhu cầu giao thông nội thị. Bên cạnh đó giao thông đối ngoại như đường thủy, đường sắt, đường bộ, hàng không được đầu tư mạnh mẽ. Theo đó Đà Nẵng định hướng “đô thị hướng ra biển, kéo dài bờ sông và bờ biển”, chú trọng đầu tư các tuyến đường ven sông, ven biển. Các cầu nối đôi bờ sông Hàn đã được xây dựng: cầu quay sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Cẩm Lệ, cầu Thuận phước, sắp tới là cầu Rồng qua sông Hàn, cầu trần Thị Lý và cầu Nguyễn Văn trỗi, cầu qua Hoà Xuân, cầu Nguyễn tri phương nối dài. Các khu vực có tiềm năng và lợi thế hấp dẫn du khách như: Dự án cáp treo Quần thể khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ, bán đảo Sơn trà, Khu vực Hải Vân – Nam Ô, Khu Công viên văn hoá lịch sử Ngũ Hành Sơn, các khu du lịch cao cấp ven biển cũng được đặc biệt quan tâm và đã đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ. Tới đây cảng du lịch sông Hàn, sông Cổ Cò tạo tuyến du lịch đường thuỷ đi Hội An sẽ góp phần tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau năm 2010, với dịch vụ du lịch và thương mại là hướng đột phá. |
Đô thị Đà Nẵng: Phát triển gắn chặt với thiên nhiên ven biển
3
Bài trước