Hà Nội – một đô thị có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời trên thế giới, trái tim của cả nước, trung tâm đầu não, chính trị hành chính quốc gia đang hướng tới mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, với chất lượng cuộc sống cao, quản lý tốt. Tuy nhiên, Thủ đô đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới đó là việc dân số tăng nhanh, bức xúc về rác thải, nước thải, nước sạch và vệ sinh môi trường…
Từ thách thức cần vượt qua Thủ đô Hà Nội đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới, đó là việc dân số tăng nhanh, vượt quá so với dự báo quy hoạch được phê duyệt do tăng cơ học từ ngoại thành và các tỉnh xung quanh di dân tự do, sinh viên tốt nghiệp ở lại Hà Nội, điều động cán bộ, lao động thời vụ… và do mở rộng địa giới nội thành đưa dân cư và đất nông nghiệp vào đô thị. Thủ đô vẫn chưa hình thành được các trung tâm hành chính, thương mại, ngân hàng, dịch vụ quốc tế để làm thay đổi căn bản bộ mặt kiến trúc đô thị. Quy mô đất đai vượt nhiều so với dự báo năm 1998, Hà Nội đã phải nhiều lần báo cáo Thủ tướng cho phép điều chỉnh cục bộ. Bên cạnh đó, tổ chức đầu mối giao thông Hà Nội còn chậm, nhất là hình thành vành đai đầu mối của đường bộ và đường sắt, vì vậy các luồng xe tải và xe quá cảnh vẫn cắt sâu vào Tp làm bức xúc thêm vấn đề ách tắc giao thông. Việc phân bố cơ sở sản xuất còn chưa hợp lý, yếu tố hiện đại hoá chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa phát huy được lợi thế nguồn lực chất xám của Thủ đô. Việc phát triển đô thị còn nặng về số lượng, chất lượng chưa cao và chưa đồng bộ hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trong tổ chức thực hiện quy hoạch…
Một vấn đề nữa là việc hình thành phát triển không gian đô thị có nguy cơ lệch hướng không kiểm soát được do quy hoạch vùng chậm được phê duyệt và triển khai, làm cơ sở pháp lý kiểm soát phát triển vùng dẫn đến nguy cơ phá vỡ các định hướng chiến lược phát triển đô thị trong vùng và Tp trung tâm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cửa ô xung quanh Hà Nội đang bị vây lấp, phá vỡ vành đai xanh xung quanh Tp, các đô thị trải dài dọc theo các trục hướng tâm vào trung tâm Tp nối liền với các đô thị đối trọng vệ tinh trong vùng nguy cơ sẽ hình thành siêu đô thị.
… đến giải pháp thiết thực Để giải quyết các khó khăn hiện nay và để tiếp tục hướng tới mục tiêu phát triển ổn định, bền vững đạt hiệu quả cao trên cả 3 lĩnh vực kinh tế – xã hội – môi trường, ngày 29/5/2008, Quốc hội đã thông qua việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội lần 3. Qua đó, Hà Nội đã được mở rộng với diện tích 3.344,7km2 (gấp trên 3 lần), với việc mở rộng như vậy, Hà Nội có điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu đặt ra, để quy hoạch đảm bảo tính ổn định, bền vững. Mô hình phát triển không gian cho Thủ đô theo hướng “Chùm đô thị” bao gồm: Tp trung tâm – các đô thị vệ tinh – các đô thị đối trọng. trên cơ sở hình thành các khung hạ tầng kỹ thuật liên kết nhanh tạo thành các trục hành lang kinh tế hỗ trợ cho đô thị hạt nhân của Hà Nội, trong đó: trục phía Bắc sẽ đẩy mạnh các hoạt động thương mại dịch vụ, logistic, trung tâm phân phối hàng hóa, du lịch, trung tâm vui chơi giải trí cao cấp gắn với cửa ngõ hàng không tạo trục động lực mới cho phía Bắc. trục Láng – Hòa Lạc sẽ đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, công nghệ, viện nghiên cứu và các dịch vụ du lịch. trục phía Nam với hành lang kỹ thuật quốc gia (đường sắt, đường bộ, đường sông) gắn với hệ thống các khu công nghiệp, trung tâm tiếp vận, khu vực chuyển tiếp phía Nam Hà Nội theo QL1A vào các tỉnh phía Nam. trục phía Đông là hành lang công nghiệp và kỹ thuật quốc gia (đường sắt, đường bộ, đường sông) theo QL18, QL5 và cao tốc Hà Nội – Hải phòng ra cảng biển. trục giao thông thủy dựa trên sông Hồng gắn với cảnh quan chính của Thủ đô. Bên cạnh đó, sẽ có một vành đai xanh bao quanh Tp trung tâm để đảm bảo cân bằng, ổn định phát triển bền vững, tránh phát triển không gian Tp theo dạng hình sao kéo dài theo các trục hướng tâm không kiểm soát được. Đồng thời, hạn chế di dân cơ học về trung tâm bằng việc phát triển các đô thị trung gian vừa và nhỏ trên địa bàn các tỉnh. trải qua quá trình phát triển lâu dài, đô thị Hà Nội nói riêng đã thực sự đóng vai trò trung tâm phát triển vùng đồng bằng Bắc bộ và cả nước – bộ mặt đô thị ngày một thay đổi theo hướng hiện đại nhưng vẫn mang được sắc thái riêng, đặc trưng…
KTS Nguyễn Thế Thảo |
Giải pháp quy hoạch để Hà Nội phát triển bền vững
3