Nơi bảo vệ cho lao động xuất khẩu

“xây dựng đội ngũ công nhân ngành xây dựng lớn mạnh, đủ sức hội nhập và cạnh tranh trong cơ chế thị trường” luôn là vấn đề nóng với các nhà quản lý, các dn của ngành. cđxdvn đã thể hiện vai trò và trách nhiệm cùng với bộ xây dựng triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy đào tạo nhân lực của ngành không chỉ làm việc tại các công trình xây dựng trong nước, mà vươn tới các công trình xây dựng quốc tế. đây cũng là một phần nội dung của hội thảo “cđ và công tác lao động xuất khẩu” mà cđxdvn  vừa tổ chức tại quảng ninh.
 
tìm lại cơ hội
 
xuất khẩu lao động (xklđ) là một “kênh” xóa nghèo của người lao động (nlđ) không chỉ ở nông thôn, mà với nlđ từ các công trường, nhà máy. mọi người vẫn nhớ một thời kỳ đầy những khó khăn về công ăn việc làm của thợ xây dựng, đó là “hậu sông đà” của thủy điện hòa bình, là hàng loạt công trình xây dựng: nhiệt điện phả lại, thủy điện trị an, công trình mở rộng apatit lào cai… đi vào giai đoạn hoàn thành, hàng chục ngàn lđ ngành xây dựng phải phân tán tìm việc khắp mọi nơi… thời kỳ đó, với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, không phải ai cũng thừa nhận sức lao động là hàng hóa. vinaconex – một trong những dn ngành xây dựng đã triển khai đưa nlđ đi làm việc ở nước ngoài từ đó và lợi ích nhãn tiền là những nlđ này không chỉ làm giàu cho đời sống kinh tế của chính họ, cho dn (nói rộng ra là cho lợi ích quốc gia) và ngay tay nghề của họ cũng được “giàu” lên.
 
hiện nay, có khoảng 400 ngàn lđ việt nam đang làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng năm có thu nhập khoảng 1,6 tỷ usd. nhưng hiện tại, những bất cập đang làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý dn và thiệt thòi cho chính những nlđ mà không thể khắc phục ngày một, ngày hai, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc xklđ – một thế mạnh của việt nam. tâm đắc với điều này, anh hùng lao động nguyễn văn bình – chủ tịch cđxdvn tâm sự: “vấn đề là chính sách của nhà nước đối với lđxk được vận dụng như thế nào? quyền lợi của nlđ được bảo vệ ra sao? đoàn chủ tịch tlđlđvn đã cho phép cđxdvn phối hợp với cđxd quốc tế – khu vực châu á – thái bình dương tổ chức hội thảo này nhằm tạo ra một cơ hội tốt cho các đại biểu thảo luận những vấn đề nóng, tìm giải pháp tốt nhất cho xklđ sắp tới…”. 
 
những ý kiến bổ ích
 
khá nhiều đóng góp của các đại biểu trong nước và quốc tế đã tạo sinh khí cho những người  tâm huyết với việc nlđ cần phải làm giàu, cần được bảo vệ như thế nào. hầu như các ý kiến đều nhận xét: chính sách lao động di cư (lđxk) của việt nam rất cụ thể, đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho lđxk, công tác tuyên truyền các chính sách của nhà nước đối với lđxk được đầy đủ và kịp thời. tuy nhiên, trong quá trình cụ thể hoá chính sách trên về thủ tục hồ sơ xuất khẩu lđ còn nhiều bất cập, hạn chế về thời gian (tiến độ chậm).trình độ lđ chưa đáp ứng được yêu cầu của nước tiếp nhận, trong khi chính phủ việt nam chưa có quy định cụ thể cho việc đào tạo lđxk; chưa có chính sách tiếp nhận sử dụng lđxk sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ lao động ở nước ngoài. các đại biểu đã kiến nghị: nhà nước phải có những chính sách để giải quyết triệt để những hạn chế nêu trên. đề nghị nhà nước đưa vai trò của tổ chức cđ vào hệ thống văn bản pháp quy về chính sách đối với lđxk. thực chất, phần lớn nhận thức của nlđ còn hạn chế  về pháp luật việt nam và nước sở tại. nlđ việt nam không thông thạo ngoại ngữ; không nắm được phong tục tập quán của nước sở tại, vì thế rất cần nâng cao chất lượng lđ. có tác động (can thiệp) của cđxd quốc tế để các nước tiếp nhận có luật quy định về nlđ nước ngoài; tăng cường quan hệ cđvn – cđ nước sở tại để bảo vệ quyền bình đẳng của nlđ nước ngoài.
 
và, điều làm cho các cán bộ cđ băn khoăn rằng: để bảo vệ quyền lợi nlđ, trong những bức xúc cần sớm được giải tỏa, thì cần phải có chế tài đối với nlđ phá vỡ hợp đồng; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực (nghề, ngoại ngữ…) và việc đăng ký hợp đồng tại nước sở tại (người sử dụng lao động). tlđlđvn và cđxdvn đã có chương trình hành động trong việc chăm lo quyền lợi của lđxk việt nam. tin rằng, với sự tâm huyết của cán bộ cđ, nlđ đi xklđ sẽ được đảm bảo về quyền lợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *