Những công bố về giá đất tại các địa phương không làm giới đầu tư nản lòng. Bởi với mức định giá cao nhất là trên 80 triệu đ/m2 ở Hà Nội vẫn còn quá xa so với thực tế của thị trường. Thường thì người ta lấy giá trị các khu vực (chất lượng sống) với các tiêu chuẩn về: giao thông, cảnh quan, chất lượng dân cư… để “đo đếm” và định giá giá trị BĐS khu vực đó. Và như vậy, theo lẽ thường nơi nào chất lượng sống tốt thì nơi đó giá BĐS ắt phải cao. Nhưng cao bao nhiêu, chuẩn như thế nào thì lại chưa có một khung bảng cụ thể. Chẳng hạn, nếu coi Luân Đôn là Tp có mức sống Tốt với giá nhà đất khoảng 50 nghìn USD/m2 thì vẫn còn… rẻ chán so với những “con phố vàng” ở Hà Nội hay Tp.HCM. Nhưng ở nước Anh, người ta thu nhập mỗi năm hàng chục nghìn USD/đầu người. Còn ở Việt Nam, với mức thu nhập khoảng 1 nghìn USD (tạm tính vậy, thực tế chưa đến) thì không biết người dân phải tích lũy bao nhiêu năm mới mua được một căn hộ loại trung bình 50 nghìn USD (khoảng trên dưới 800 triệu đồng)? Rõ ràng, với mức thu nhập còn kém xa nhiều nước trên thế giới, xong giá BĐS ở các đô thị lớn của Việt Nam lại đang được xếp hàng những nơi đắt nhất thế giới – Một nghịch lý đến vô lý! Và sự vô lý này sẽ kéo theo bao hệ lụy khác: Người dân có nhu cầu thực về nhà ở (chiếm đa số) sẽ không có được cơ hội mua (thậm chí là thuê) nhà; một nguồn vốn bị “chôn” vào thị trường BĐS không sinh lợi cho xã hội… Ai cũng nhìn, cũng biết những bất lợi với nền kinh tế khi giá BĐS quá cao. Thế nhưng những can thiệp với các chính sách cụ thể, minh bạch lại chưa có. Và cuối cùng, thị trường vẫn còn một khoảng trống rất lớn – phần chìm không kiểm soát nổi – mà phần lợi ích đem không đến được số đông người dân cũng như ngân sách Nhà nước. Lúc này, giá BĐS vẫn đang đứng ở mức cao. Và chỉ những người có nhiều BĐS là ung dung hưởng lợi. Nhưng họ lại chỉ là thiểu số trong số đông trên 80% người dân thu nhập dưới 1 nghìn USD/năm. |
Công bố về giá đất Vô lý quá!
8