Hằng năm, cứ vào mùa mưa hay có những đợt triều cường, Tp.HCM lại bị ngập úng nhiều nơi kéo theo nhiều hệ lụy, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do đó, các biện pháp phòng chống ngập úng đang được thành phố (Tp) và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&pTNT) khẩn trương triển khai, trong đó, việc quy hoạch đê bao phòng chống là ưu tiên hàng đầu. Giải cứu 6.000 tỷ đồng mỗi năm Sáng 4/3, Viện Thủy lợi và Môi trường (TL-MT) – Bộ NN&pTNT đã tổ chức hội thảo Báo cáo đợt 1 Dự án Quy hoạch chi tiết tuyến đê bao, cống nhỏ dưới đê và các hồ điều tiết nước mưa phục vụ chống ngập úng khu vực Tp.HCM. Theo thống kê, trung bình 12 năm, từ 1996 – 2008, tại Tp.HCM, ngập lụt khu đô thị là 34,6km2 (chiếm 20% diện tích đô thị), ngập lụt vùng ngoại ô 230km2 (chiếm 56% diện tích) và dân số bị ảnh hưởng trực tiếp từ 27,7 – 35,2%. Các vùng ngập chủ yếu là ven sông Sài Gòn (15.000ha) ở các nơi, như: Hóc Môn, Q.12…; ngập ven sông Đồng Nai (9.000ha) ở các Q.9, Q.2… gây thiệt hại lớn về kinh tế – xã hội cho Tp và các vùng lân cận. Theo kết quả điều tra và tính toán của Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Chi cục Thủy lợi (Sở NN&pTNT Tp.HCM) các thiệt hại hiện nay về tài sản ước tính khoảng gần 400.000 tỷ đồng và đến năm 2020, con số này có thể lên tới trên 1.000.000 tỷ đồng. Đó là chưa tính đến các thiệt hại khác: công trình, nông nghiệp và các vấn đề liên quan tới môi trường nước, chất lượng cuộc sống… Kỹ sư Nguyễn Nhuyễn, Chủ nhiệm Dự án cho biết, nguyên nhân gây ngập có cả chủ quan và khách quan. trong đó, quan trọng là Tp đang thiếu công trình chống ngập, công trình tiêu thoát. Bên cạnh đó, đê bờ bao hiện hữu không khép kín, bao tạm, dễ vỡ. Hằng năm, vào mùa triều cường thường vỡ hàng trăm đoạn, gây ngập. Đồng thời, mật độ kênh tiêu thoát hiện còn thấp không được nạo vét thường xuyên nhưng lại bị bồi đắp do tự nhiên, do con người. Riêng khu vực nội thành, trong các năm qua, gần 1.000 công trình chiếm dụng 70km kênh, chưa kể hàng trăm khu công nghiệp, đô thị san lấp hàng ngàn ha đất trũng, chứa nước và hàng trăm km kênh. Theo tính toán của Viện TL-MT, nếu quy hoạch và triển khai được Dự án này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. “Căn cứ vào tính toán của JICA và kết quả thu nhập theo giới 12 năm của Chi cục Thủy lợi thì thiệt hại trực tiếp là 15.000.000đ/ha, thiệt hại gián tiếp là 10.000.000đ/ha, thiệt hại về nông nghiệp là 3.000.000đ/ha và thiệt hại về công trình cũng 3.000.000đ/ha thì tổng thiệt hại hằng năm vào khoảng trên 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có thể mang lại nhiều lợi ích hữu hiệu từ Dự án này. tránh đảo lộn và trùng lặp quá nhiều dự án Về Dự án Quy hoạch chi tiết tuyến đê bao, cống nhỏ dưới đê và các hồ điều tiết nước mưa phục vụ chống ngập úng khu vực Tp, KS Nguyễn Nhuyễn cùng các cộng sự đã đưa ra 3 phương án. Tuy nhiên, sau khi tính toán đến các yếu tố khó khăn và thuận lợi liên quan, phương án 3 có vẻ như thích hợp. Theo phương án này, sẽ chia thành các đoạn bờ bao, gồm: Đoạn Bến Súc đến Rạch Sơn; Đoạn Nàng Ân – Tỉnh lộ 8, Ba Son – thị trấn Cần Đước và thị trấn Cần Đước – Quốc lộ 1A. Cùng với việc chia các đoạn trên, sẽ phải vận động và phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp cùng chống ngập. Giao cho các cơ quan, doanh nghiệp ven sông lợi dụng mặt bằng cao để chống ngập theo tiêu chuẩn. Việc làm này sẽ tránh được chi phí giải phóng mặt bằng. Tổng chi phí để thực hiện dự án này khoảng trên 12.000 tỷ đồng. Theo đó, từ năm 2010 – 2012 sẽ triển khai xây dựng tuyến đê đoạn Vàm Thuật – cống Thủ Bộ và nhiều công việc liên quan. Từ năm 2013 – 2015 sẽ tiến hành nâng cấp tuyến đê Thủ Bộ – thị trấn Cần Đước, đoạn đê Nàng Ân – Tỉnh lộ 8; Nâng cấp tuyến đê Tỉnh lộ 8 – Vàm Thuật; Quốc lộ 1A – Đức Hòa cùng các công trình liên quan. Cùng với việc thiết kế các khu trữ nước, Dự án hứa hẹn sẽ đem lại một diện mạo mới cho Tp trong thời gian tới. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến e dè trong việc thực hiện dự án, bởi nó còn liên quan tới vùng: Bình Dương, Đồng Nai, Long An… Do đó, phải tính đến các giải pháp vùng. Bên cạnh đó, hiện nay, Tp.HCM cũng đã triển khai hàng loạt công trình, dự án: Vệ sinh môi trường nước Tp, các công trình giao thông… nên khi triển khai dự án phải tính đến sự tác động này, tránh làm đảo lộn và trùng lặp quá nhiều dự án… Thứ trưởng Bộ NN&pTNT Đào Xuân Học cho rằng, Dự án phải tính toán và căn cứ vào những con số của JICA cũng như tình hình thực tế của Tp.HCM để điều chỉnh cho phù hợp. “Dự án phải đánh giá hiện trạng và cập nhật thêm số liệu, nhất là các công trình đang triển khai trên địa bàn Tp. Nhưng quan điểm nhất quán là phải tiến hành xây dựng các tuyến đê bao mang tính chất lâu dài, vĩnh cửu và kinh tế. Không thể làm vì mục tiêu trước mắt để rồi vài chục năm sau phải làm lại là không được”, Thứ trưởng Đào Xuân Học chỉ đạo. Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Tp.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vì thế, Quy hoạch chi tiết tuyến đê bao, cống nhỏ dưới đê và các hồ điều tiết nước mưa phục vụ chống ngập úng khu vực Tp.HCM là bước tiếp theo để bảo đảm hoàn thiện hệ thống chống ngập úng và tiêu thoát nước cho khu vực Tp.HCM. |
Dự kiến khoảng 12.000 tỷ đồng cho quy hoạch đê bao
3
Bài trước