Theo đánh giá của các nhà tài trợ, Dự án thứ ba Cấp nước và Vệ sinh các thị xã, thị trấn không chỉ là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, mà còn là dự án nâng cao năng lực, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. trải qua 7 năm thực hiện dự án, nhiều bài học đã được rút ra, cho cả người thực hiện và nhà tài trợ.
Ông phạm Hoàng Hà – phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đẩy nhanh tiến độ dự án, Bình Dương đã sửa đơn giá đền bù 3 lần trong vòng 6 tháng, tổ chức hỗ trợ dân di dời… Vì vậy việc đền bù được thực hiện khá nhanh, vừa kết thúc xong thì “bão giá” tới. Nhiều dự án đều được Bình Dương thực hiện từ trước, khi có nguồn vốn là có thể triển khai ngay. Để thực hiện được nhanh, khi chưa có quy hoạch phê duyệt chúng tôi cho cắm mốc trước, sau đó mới phê duyệt quy hoạch sau. Còn bà trần Thị Hà – phó chủ tịch UBND tỉnh phú Yên thì cho rằng, việc GpMB là quan trọng nhất. Nên GpMB trước khi triển khai. Thông qua dự án, BQL ở tỉnh đã học hỏi được rất nhiều. Song để dự án thực sự đạt hiệu quả lâu dài cần kéo dài thời gian trả nợ, giảm lãi suất vay. Đối với dự án cấp nước mới đầu tư xong đòi hỏi đạt ngay 100% công suất là không được vì dự án còn tính đến việc cấp nước cho giai đoạn tới nên việc hạch toán để trả nợ nhanh sẽ rất khó. Đồng ý kiến với bà Hà, ông Nguyễn Đức Hiền – Giám đốc Cty Cấp thoát nước Kiên Giang cho rằng. dự án về cấp nước nếu thu hồi vốn nhanh quá sẽ rất khó, nhất là đối với các thành phố, thị xã nhỏ rất khó khăn trong việc điều chỉnh giá nước. Như ở dự án này, ADB cho vay 30 năm nhưng Bộ Tài chính siết lại chỉ còn 20 năm. Các dự án tiếp theo cần nghiên cứu thêm để có thể xử lý được những trường hợp trượt giá trong quá trình triển khai dự án. Đồng thời, từ mô hình phân quyền được áp dụng tại dự án này, chúng ta nên tổng kết để xây dựng mô hình chung trong tương lai vì đây là mô hình đạt hiệu quả cao. Ông phạm Ngọc Thái – Giám đốc Ban điều phối dự án cho hay: Khác với các dự án trước đây, dự án này không áp dụng phương thức chìa khóa trao tay vừa thiết kế vừa thi công đối với các nhà máy nước. Đây lại là một thuận lợi vì các nhà máy nước được các tư vấn chuyên ngành thiết kế nên không có những sai sót lớn và tiết kiệm được thời gian. Theo tôi đối với những dự án lớn thì cần có các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Ở dự án này, lượng vốn dư sau đấu thầu rất lớn, tới 31 triệu USD. Từ con số này, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cũng nên rút ra bài học về công tác lập dự toán, xác định chi phí dự phòng ở giai đoạn khả thi, hiện tại vẫn thường rất lớn ở các dự án ODA, nhiều khi tới 20-25%. Theo các nhà tài trợ, sự phối hợp giữa các nhà tài trợ và phía Việt Nam càng thường xuyên càng tốt để kịp thời giải quyết các vướng mắc, linh hoạt hơn trong việc triển khai dự án. Các tỉnh cũng cần có sự hỗ trợ kịp thời, giúp đỡ các Cty cấp nước phê duyệt về giá để các Cty trả nợ. |
Dự án lớn cần có các nhà thiết kế chuyên nghiệp
6
Bài trước