Việc xây dựng và ban hành định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đang là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy ngành chiếu sáng đô thị (CSĐT) phát triển bền vững. Nhất là những năm gần đây, hệ thống CSĐT, chiếu sáng công cộng (CSCC) phát triển mạnh, nhưng chất lượng chiếu sáng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, việc đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ, quy hoạch chiếu sáng (QHCS) chưa được quan tâm…
Chiếu sáng đô thị – manh mún và chắp vá Theo thống kê, tại các đô thị đặc biệt, loại I đạt tỷ lệ đường phố chính cấp được CS là 100%; đô thị loại II khoảng 96% và đô thị loại III khoảng 77%; các đô thị còn lại khoảng 65%. Nhiều cơ chế, chính sách về lĩnh vực CS cũng đã được ban hành. Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 79/2009/NĐ-Cp về quản lý CSĐT. Tuy nhiên, QHCSĐT vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nội dung QHCS đã có nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể. Có một số đô thị lập QHCS nhưng chưa được phê duyệt. Chất lượng CS tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, các chỉ tiêu định lượng và chất lượng CS chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Việc lựa chọn nguồn sáng để CS cảnh quan đô thị như CS kiến trúc, CSCC, quảng cáo, trang trí… còn mang tính tự phát, thiếu hài hòa; CS hiệu suất thấp, tiêu tốn điện năng còn phổ biến… Do chưa có một kế hoạch tổng thể cho việc đầu tư phát triển nên đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng vận hành hệ thống CS chắp vá, thiếu đồng bộ, thường chỉ tập trung vào các tuyến phố mới, tuyến đường mới mở; chi phí cho hệ thống CSĐT còn hạn hẹp; đổi mới công nghệ chế tạo nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng chậm. Mặt khác, các chính sách tài chính dành riêng cho CSCC chưa rõ ràng; thiếu các chính sách về đầu tư, phát triển khoa học công nghệ cho lĩnh vực CSCC; hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn còn thiếu và không đồng bộ. Số lượng cán bộ có trình độ cao trong lĩnh vực CSĐT thiếu. Hiện nay, ngoài 4-5 thành phố lớn có Cty chuyên ngành CSCC, các đô thị còn lại chỉ là một bộ phận của Cty môi trường đô thị hoặc Cty công trình công cộng.
Hướng tới chiếu sáng đô thị bền vững Theo ông Nguyễn Hồng Tiến – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), để thúc đẩy ngành CSĐT tiếp tục phát triển và phát triển bền vững có định hướng phù hợp định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc xây dựng và ban hành định hướng phát triển CSĐT Việt Nam là rất cần thiết. Vì vậy, Bộ Xây dựng đang nhanh chóng triển khai trình Thủ tướng phê duyệt định hướng phát triển CSĐT Việt Nam. Theo đó, để phát triển CS phải gắn liền với phát triển đô thị, nâng cao hiệu quả, đổi mới công nghệ, sử dụng năng lượng mới trong CSĐT nhằm tiết kiệm điện năng; kết hợp cải tạo với xây dựng mới, xây dựng đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia… Cụ thể, để xây dựng và phát triển CSĐT cần tổ chức lập và phê duyệt QH CSĐT hoặc rà soát, bổ sung nội dung QHCS trong QH chung, QH phân khu và QH chi tiết đô thị; đảm bảo việc CSCC, giao thông, các công trình kiến trúc, quảng cáo, tạo bản sắc riêng… Đồng thời, ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính liên quan đến việc ưu đãi đầu tư, thuế, tín dụng nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng hệ thống CSCC, CSĐT, đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến sản xuất các sản phẩm CS hiệu suất cao; xây dựng và ban hành cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cũng như chính sách huy động đóng góp của người dân và Nhà nước cùng làm. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ; ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn trong lĩnh vực CSĐT. Mặt khác, cần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CSĐT. Tổ chức tốt việc quản lý CSĐT: Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý CSĐT; từng bước chuyển các DNNN về CSĐT thành Cty TNHH MTV và CpH các Cty này khi có đủ điều kiện; phân công, phân cấp và nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc quản lý, chỉ đạo ngành CSĐT trên địa bàn. |
Chiếu sáng đô thị: Cần có định hướng
0