Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: giao cho Bộ Xây dựng tiếp tục phê duyệt Nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch chi tiết dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc. Đây là dự án rất lớn về quy mô đào tạo, về diện tích, về tổng nhu cầu vốn đầu tư và có độ phức tạp cao, quá trình chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng kéo dài. trong thực tế, chủ trương đầu tư đó được Thủ tướng Chính phủ quyết định, do vậy để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo đến năm 2020 cơ bản hoàn thành dự án, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc thuộc dự án trọng điểm Quốc gia và cho phép kế thừa quyền của Đại học Quốc gia phê duyệt các dự án thành phần đồng thời được áp dụng một số cơ chế đặc thù về quản lý đầu tư xây dựng công trình (Bộ Xây dựng sẽ có văn bản trình sau).
Về nguồn vốn đầu tư và cơ chế cấp vốn đầu tư: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành liên quan bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án, hỗ trợ giải pháp huy động vốn (công văn số 4502/BKH-KHGDTN&MT ngày 26/3/2008 của Bộ Kế hoạch Đầu tư về việc xác định nguồn vốn và cơ chế cấp vốn thực hiện các dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh): Nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung: Đề nghị Chính phủ ưu tiên cân đối vốn đầu tư xây dựng ĐHQGHN theo kế hoạch đã điều chỉnh, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.Nguồn vốn ngân sách trung ương cấp được ưu tiên cho các dự án thành phần và công trình có tính chất cấp bách và các dự án có nhu cầu được khai thác sớm như: công tác Giải phóng mặt bằng; tái định cư; Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật chung; khu trung tâm Đại học Quốc gia; Dự án trung tâm giáo dục quốc phòng….. Nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ: Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội bổ sung nguồn trái phiếu Chính phủ tăng thêm để đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên trong tổng số vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư ký túc xá sinh viên. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Đề nghị Chính phủ bổ sung Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN vào danh mục các dự án sử dụng vốn vay ODA, để có thể thực hiện được từ năm 2012-2013.Nguồn vốn vay ODA, vay tín dụng ưu đói có bảo lãnh của Chính phủ áp dụng cho các dự án thành phần, công trình trong dự án phự hợp với tiêu chí cho vay ODA, cho vay ưu đói mà chưa được bố trí vốn ngân sách. Nguồn vốn chuyển đổi cơ sở đang sử dụng: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ĐHQGHN tiến hành kiểm kê, rà soát, xác định lộ trình và đề xuất phương án chuyển đổi các cơ sở đào tạo trong nội thành, cùng góp phần vốn với Nhà nước để xây dựng cơ sở mới tại Hoà Lạc; đồng thời giao UBND thành phố Hà Nội rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng các cơ sở ĐHQGHN đang sử dụng để có thể thực hiện chuyển đổi có hiệu quả. trước khi chuyển đổi các cơ sở cũ, do chưa di chuyển lên cơ sở mới được, kiến nghị Chính phủ cho tạm ứng trước phần vốn dự kiến thu được từ các cơ sở này để phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng dự án Đại học quốc gia Hà Nội Nguồn vốn huy động từ xã hội hoá: Một số dự án thành phần, một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xó hội…có khả năng sinh lợi, cho phép các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, thực hiện theo các hình thức BT, BOT, BOO, ppp.., Về đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư do Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 683/BXD-KHTC ngày 26/4/2010, tương tự như đối với nút giao Dự án đường Láng – Hòa Lạc mà Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ. |
Tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội
2