Đường Hồ Chí Minh nối từ Cao Bằng tới đất mũi Cà Mau là tuyến đường huyết mạch kết nối giao thông theo chiều dọc đất nước, nằm giữa hành lang biên giới phía Tây và hành lang ven biển phía Đông. phía Nam Tổ quốc, tuyến đường đi qua 8 tỉnh thuộc 2 vùng kinh tế trọng điểm quốc gia đó là: Bình phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang và Cà Mau với chiều dài 586,9km. phân viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam được giao nhiệm vụ quy hoạch xây dựng dọc tuyến đường này. Đơn vị đã lấy ý kiến của các địa phương có tuyến đường đi qua để hoàn thiện dự án và trình Thủ tướng Chính phủ.
Tiền đề khai thác tiềm năng vùng Ông Ngô Quang Hùng – Giám đốc phân viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam nhận xét: Với những đặc điểm tự nhiên của các địa phương tuyến đường đi qua tạo nên một thế mạnh khó nơi nào có được, như nằm ở phía tây của vùng Nam bộ kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐpN) và vùng ĐBSCL. Kết nối với khung xuyên Á thuộc tiểu vùng sông Mê Kông. Kèm theo khí hậu ôn hòa, địa hình phong phú và hệ sinh thái đa dạng, diện tích rừng lớn, thổ nhưỡng thích hợp nhiều loại cây, là một thế mạnh đặc biệt tạo sự phát triển cho du lịch, nông lâm thủy sản. Những ưu thế này được chia làm hai vùng rõ rệt. Đó là, vùng KTTĐpN (gồm Bình phước, Bình Dương, Tây Ninh) thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và đô thị. Đoạn nằm vùng ĐBSCL thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho cả nước và xuất khẩu, phát triển kinh tế biển, dầu khí và du lịch. Không những vậy, đây là khu vực nằm trong cực phát triển sẵn có với 2 – 4 giờ bay như Thủ đô Hà Nội, BangKok, Quảng Châu, Singapore… Với sự toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội giao lưu thúc đẩy quan hệ thương mại, du lịch. trong những năm qua, khu vực phía Nam được đánh giá có mức tăng trưởng kinh tế tương đối cao, cơ cấu chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH nhanh và bền vững. Một số KCN, KCX tập trung đã thu hút đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Cơ cấu dân số trẻ tạo nguồn nhân lực lớn, đó là những tiềm năng sẽ được phát triển khi có đường Hồ Chí Minh đi qua.
Tạo sự liên kết và phát triển vùng Khu vực đô thị vùng ĐBSCL và vùng KTTĐpN được xác định đến năm 2030 sẽ phát triển theo hướng công nghiệp – dịch vụ, du lịch và phát triển kết cấu hạ tầng theo quy mô, tính chất của từng vùng. Với khu vực nông thôn sẽ đi theo hướng phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản và dịch vụ. Hoàn thành, ổn định vững chắc định canh định cư, bố trí lại dân cư, lao động theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên… Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế và an ninh quốc gia như vậy, các chuyên gia đánh giá tuyến đường này sẽ thúc đẩy sự liên kết vùng tạo thành hành lang thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng ĐBSCL. Khi đó các đô thị, các khu kinh tế, khu sản xuất… được cung cấp đầy đủ các dịch vụ hạ tầng, đảm bảo giao thông xuyên suốt với nguồn tài nguyên được bảo vệ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các địa phương có tuyến đường đi qua. Ông Hùng cho biết: “Đây sẽ là trục giao thông động lực dọc đất nước tạo thuận lợi cho mối quan hệ nội vùng, liên vùng và quốc tế, là trục cảnh quan gắn với các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh. Khi mạng lưới đường bộ của các vùng lãnh thổ hoàn chỉnh và đấu nối với đường Hồ Chí Minh sẽ tạo sự liên kết thuận lợi giữa các đô thị và nông thôn trong lãnh thổ vùng, hỗ trợ và nâng cao điều kiện sống cho dân cư dọc tuyến”. Tuy nhiên dọc tuyến đường Hồ Chí Minh phải được quy hoạch xây dựng có tầm nhìn chiến lược thì mới phát huy được những lợi thế, tiềm năng khai thác đất đai hợp lý để sử dụng cho các yêu cầu phát triển bền vững như đã định hướng đồng thời bảo vệ an toàn giao thông trên toàn tuyến là điều vô cùng quan trọng. |
Đường Hồ Chí Minh – trục kết nối trung tâm đô thị phía Nam
78