Phát triển kinh tế trang trại phải gắn chặt với công tác quy hoạch

trong 2 ngày 25 và 26/11, tại hải phòng, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với ubnd thành phố hải phòng tổ chức diễn đàn khuyến nông @ công nghệ với chủ đề “phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”. tham gia diễn đàn có đại biểu của 11 tỉnh, thành phố đồng bằng bắc bộ.

nhiều đại biểu đưa ra ý kiến: phát triển kinh tế trang trại phải gắn chặt với công tác quy hoạch và nhà nước cần quan tâm đầu tư hạ tầng như giao thông, thủy lợi, hệ thống điện và cơ sở hạ tầng thiết yếu khác phục vụ sản xuất. các địa phương thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo tiền đề phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. nhà nước cần ban hành chính sách khuyến khích “dồn điền đổi thửa” khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp; hướng dẫn và tạo điều kiện cho các chủ trang trại chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai để trang trại có diện tích đủ lớn, có thể áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. có ý kiến cho rằng nhà nước cần khuyến khích phát triển loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro về giá nông sản cho các chủ trang trại theo nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện, đôi bên cùng có lợi. các vấn đề về nâng cao năng lực quản lý cho các chủ trang trại, tay nghề cho lao động, hỗ trợ cho kinh tế trang trại phát triển… cũng được nhiều đại biểu đề cập…

theo báo cáo của 10 tỉnh, thành phố đồng bằng bắc bộ: đến cuối năm 2007, cả khu vực này có 15.715 trang trại, tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ của các trang trại này đạt hơn 2.343 tỷ đồng. kinh tế trang trại phát triển thu hút lao động, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân ở các địa phương với mức lương bình quân đạt 50.000 – 70.000 đồng/ngày/người. tuy nhiên, kinh tế trang trại chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể… vấn đề đặt ra đòi hỏi các địa phương cần tăng cường công tác quản lý đối với kinh tế trang trại, đảm bảo cho các trang trại quyền được hưởng đầy đủ các chính sách và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và đặc biệt đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, kinh doanh của các trang trại, sớm giúp mô hình kinh tế này phát triển hội nhập./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *