sau khoảng 10 năm áp dụng thí điểm, đến thời điểm này, hệ thống thông tin địa lý (gis) được đánh giá là công nghệ phù hợp đối với các lĩnh vực liên quan đến yếu tố địa lý và không gian. gis hỗ trợ rất tốt đối với những quyết định của các nhà quản lý trong kế hoạch phát triển đô thị. nhưng vì những lý do gì mà gis vẫn chưa được sử dụng rộng rãi hơn?… đây là vấn đề được đặt ra trong hội thảo “ứng dụng hệ thống thông tin địa lý gis trong phát triển đô thị” do bộ xây dựng tổ chức ngày 28/11 tại hà nội.
phát triển đô thị với gis
tại hội thảo, pgs. ts lưu đức hải – cục trưởng cục phát triển đô thị, bộ xây dựng – khẳng định: với đặc thù công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị ở nước ta cũng như kinh nghiệm các nước tiên tiến, việc ứng dụng gis là phù hợp. ông hải cho biết: viện kiến trúc, quy hoạch đô thị – nông thôn là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng gis. với những cơ sở dữ liệu đầu vào về dân số, kinh tế – xã hội, cơ cấu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, phần mềm gis xây dựng các kịch bản phát triển đô thị liên quan như môi trường, định cư, mạng lưới giao thông… cuối cùng thông qua các kịch bản để đưa ra quyết định lựa chọn.
việc ứng dựng gis trong phát triển đô thị cũng đã được một số đô thị như tp.hcm, tp nam định, tp cần thơ chứng minh là mang lại nhiều lợi ích, kèm theo đó là những khả năng mới, giải quyết các bài toán phức tạp trong công tác quản lý địa chính, đền bù, cây xanh, hạ tầng, chiếu sáng đô thị… đơn cử, chính quyền quận gò vấp (tp.hcm) áp dụng gis trong quản lý nhà và hộ gia đình, nhờ đó tính toán được chính xác diện tích cần giải tỏa, số tiền cần đền bù một cách nhanh chóng… tp nam định cũng đã áp dụng gis trong xây dựng bản đồ đánh giá đất theo loại đường, bản đồ quản lý số nhà, sử dụng thông tin nhà đất để bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, cung cấp thông tin nhà đất và quy hoạch, quản lý hồ sơ sử dụng đất…
vì sao gis chưa phát triển rộng rãi?
một trong những lý do được các đại biểu tập trung phân tích là sau 10 năm ứng dụng vào thực tế nhưng công nghệ gis vẫn chưa được chuẩn hóa. “nếu chỉ có tp.hcm và một vài đô thị ứng dụng thì việc chuẩn hóa cơ sở dữ liệu gis chưa phủ kín cả nước” – ông lưu đức hải nói.
thứ trưởng bộ xây dựng trần ngọc chính thì chỉ ra hàng loạt những khó khăn khi áp dụng công nghệ gis. theo đó, các địa phương và cơ quan vẫn còn lúng túng trong nhìn nhận khả năng thực tiễn của công nghệ gis trong quản lý và phát triển đô thị. hơn nữa, việc áp dụng gis đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, biết kết hợp nhiều công nghệ bổ trợ. nhưng trên thực tế, đội ngũ chuyên gia này đang thiếu. bên cạnh đó, trang thiết bị có hạ tầng mạng, hệ thống lưu trữ dữ liệu các phần mềm gis thì chưa đầy đủ. ngân hàng dữ liệu gis chuyên ngành xây dựng và phát triển đô thị, liên kết đa ngành và quốc gia mới ở giai đoạn đầu hình thành…
đề cập đến giải pháp nhằm ứng dụng gis rộng rãi hơn trong phát triển đô thị, theo ông lưu đức hải cần phải có sự liên kết liên ngành giữa “5 nhà”. đó là các nhà lập chính sách, nhà giáo (lồng ghép công tác đào tạo gis trong các trường đại học chuyên ngành kiến trúc – quy hoạch – xây dựng) nhà quy hoạch, nhà quản lý đô thị và nhà lập trình phần mềm.
các đại biểu khác thì cho rằng để có một hệ thống gis đồng bộ phục vụ công tác quy hoạch xây dựng ở việt nam, cần thiết phải xây dựng được ngân hàng dữ liệu quốc gia về quy hoạch, tiến tới kết hợp với các ngành xây dựng hệ thống thông tin địa lý quốc gia.
thứ trưởng trần ngọc chính đồng tình với những đề xuất nói trên và cho rằng: “để tránh những phức tạp trong giao lưu thông tin, nâng cao hiệu quả phục vụ của gis về đô thị cần phải xây dựng một cấu trúc cơ sở dữ liệu gis quốc gia về đô thị, quy hoạch đô thị và phổ biến cho các cơ quan chuyên ngành cũng như cơ quan quản lý đô thị cùng áp dụng”.
trong khi đó, ts-kts nguyễn đình toàn – viện trưởng viện kiến trúc, quy hoạch đô thị – nông thôn – lại tỏ ra thực tế: việc áp dụng gis vào công tác quy hoạch là rất cần thiết tuy nhiên không nên quá cầu toàn. điều quan trọng là dần dần chỉ ra được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ gis đối với xã hội, tổ chức và cá nhân tham gia trực tiếp vào công tác quy hoạch xây dựng.
đứng ở góc độ người đã và đang ứng dụng gis trong quản lý đô thị, ông nguyễn viết hưng – chủ tịch ubnd tp nam định – đề xuất: bộ xây dựng cần phải chuẩn hóa phần mềm quản lý và chuẩn hóa thông tin lưu trữ về quy hoạch, công trình kiến trúc, hạ tầng… bộ xây dựng quy chế phối hợp quản lý và cung cấp thông tin giữa quản lý quy hoạch và quản lý địa chính để có sự thống nhất về thông tin, tính đầy đủ của dữ liệu như thông tin về đất đai, quy hoạch, cấp thoát nước, điện, thông tin. |