UBND TP.HCM vừa quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh QH chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu Công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc tại quận 9. Theo quyết định này, tổng diện tích toàn bộ công viên rộng hơn 403ha, trong đó 376,4ha là diện tích nằm tại phường Long Bình, quận 9, TP.HCM, 26,94ha tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; Phần nằm trong lộ giới xa lộ Hà Nội có diện tích khoảng 8,3ha. Khu Cổ đại, diện tích hơn 84ha, khu này xây dựng khu tưởng niệm các vua Hùng, tái hiện các truyền thuyết cổ đại, liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó đến tưởng niệm Vua Hùng là điểm nhấn chính. Theo quy hoạch khu có 3 lối vào là trục xa lộ Hà Nội và hai lối vào khác từ vành đai Bắc và vành đai Nam, trước mỗi lối vào đều có bãi đậu xe lớn. Ngoài ra, từ Khu Cổ đại liên hệ với các khu chứng năng khác bằng các trục giao thông nội bộ.
Khu Trung đại, giữ lại ý đồ tổ chức các sự kiện lịch sử thuộc giai đoạn từ thời Đinh đến triều đại Tây Sơn. Với diện tích là hơn 29ha, bố trí các công trình lịch sử từ thời Đinh đền triều đại Tây Sơn ở phía Nam, phía Bắc bố trí khu dịch vụ, giải trí… Khu Cận – hiện đại, tái hiện lịch sử thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn Pháp thuộc, mảng đấu tranh giành độc lập dân tộc qua hai thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Diện tích 35,92ha, có quảng trường Độc lập và đài Thống Nhất. Tổ chức hai lối vào chính gắn kết với các bãi đậu xe từ hai trục Vành đai Nam và đường Nguyễn Xiễn. Khu sinh hoạt văn hóa, diện tích khoảng 245,7ha, khu này tổng hợp nhiều khu về lịch sử, văn hóa, giải trí công cộng, nghỉ dưỡng…như Khu bảo tàng lịch sử tự nhiên, Khu làng văn hóa dân tộc, Khu tái hiện rừng trường sơn, Khu công viên điện ảnh, Khu công cộng… Ngoài ra, còn có các khu du lịch nghỉ dưỡng như Khu làng văn hóa – du lịch suối khoáng, Khu công viên mạo hiểm và quảng trường Hòa Bình, Khu nhà nghỉ thấp tầng ở phía Đông, Khu Du lịch sinh thái cù lao Bà San,Khu sinh hoạt thể dục thể thao ngoài trời và đất dự trù phát triển dịch vụ hạ tầng… Quyết định trên được duyệt tại Quyết định số 687/QĐ-UBND, khu quy hoạch có vị trí như sau: Phía Đông giáp sông Đồng Nai, phía Tây giáp xa lộ Hà Nội, phía Nam giáp khu sân golf, và phía Bắc giáp khu dân cư (khu tái định cư Long Sơn, phường Long Bình, quận 9). Dự án xây dựng Bảo tàng lịch sử tự nhiên của TP.HCM là loại hình kiến trúc đặc biệt nên yêu cầu rất cao về hình dáng và cấu trúc và thẩm mỹ. Các công trình trong Công viên Lịch sử-Văn hóa dân tộc phải xây dựng các ranh lộ giới đường tối thiểu từ 6m-8m. Tầng cao công trình không được cao hơn Đài Thống Nhất. Đặc biệt là phải xây dựng hành lang bảo vệ sông Đồng Nai 50m và rạch Đồng Tròn 20m, trong phạm vi này chỉ được trồng cây xanh, hồ phun nước, đường đi dạo và các sân bãi thể dục thể thao… TP.HCM cũng yêu cầu quy hoạch mạng lưới giao thông với tiêu chuẩn gồm đường nội bộ từ 12-20m, các đường vành đai, trục đường chính từ 20m đến 60m. Đặc biệt là sẽ có hai tuyến vành đai 3, và tuyến đường sắt sẽ đi ngang qua khu vực này. Chuẩn cao độ xây dựng của toàn bộ khu vực (cốt nền) là 2,2m, giữ nguyên nền đất hiện hữu. Nhằm hạn chế tối đa khối lượng đất đắp, riêng với khu vực công viên và hành lang cây xanh thì chỉ nên đắp cục bộ tạo cảnh quan với độ cao khoảng 2m. Phải tuân thủ hướng đổ dốc từ giữa các tiểu khu ra xung quanh, tận dụng triệt để hệ thống sông rạch, khe suối và xác định độ đáy cống để lắp đặt hệ thống cống ngầm hợp lý để thoát nước tránh tình trạng ngập úng sau này.
|
Điều chỉnh QH Công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc TP.HCM
4