Đó là báo cáo của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Trưởng đoàn giám sát của UBTVQH Ksor Phước báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện di dân, tái định cư (TĐC) Dự án Thủy điện Sơn La tại phiên họp thứ 19 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức khai mạc sáng 14/4. Phiên họp do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, chủ trì. Đoàn giám sát ghi nhận những nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các địa phương phải di dân TĐC, song cũng thẳng thắn chỉ rõ rằng, trong tổng số gần 1.900 dự án thành phần và xây dựng khu, điểm TĐC mới, chỉ có 772 dự án đã khởi công, trong đó có 385 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, đạt rất thấp so với kế hoạch (hơn 20%).
Về bồi thường TĐC, các hộ dân TĐC cho rằng giá trị tài sản của họ mất lớn hơn rất nhiều so với số tiền được đền bù, hỗ trợ, nhưng vì dòng điện tương lai, họ sẵn sàng chấp nhận sự thiệt thòi đó. Vấn đề quan trọng hơn là việc giao đất sản xuất cho các hộ dân mới chỉ đạt gần 40% so với số hộ đã di chuyển; đất sản xuất tạm giao chất lượng xấu, khó canh tác. Tiến độ di chuyển dân cũng chậm. Đoàn giám sát kiến nghị UBTVQH ban hành nghị quyết về kết quả giám sát di dân và báo cáo đề nghị QH thông qua chủ trương điều chỉnh quy mô và tổng mức đầu tư Dự án Thủy điện Sơn La, trong đó có dự án di dân TĐC; đồng thời cho phép sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng thị trấn Phiêng Lanh (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) và thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên). Đặc biệt, theo chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH, rút kinh nghiệm từ công tác TĐC thủy điện Hòa Bình trước đây và thực tiễn hiện nay, cần chủ động xây dựng chính sách “hậu TĐC thủy điện Sơn La” với các nội dung trọng tâm là ưu tiên xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh cho các xã có điểm TĐC; đầu tư phát triển sản xuất toàn diện cho đồng bào. Bên cạnh đó, cần có những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho các hộ TĐC… và hộ sở tại bị ảnh hưởng trong thời gian không dưới 5 năm tính từ khi hoàn thành tổ chức di dân đến nơi TĐC. |