Tình trạng “bê tông hóa”, ô nhiễm môi trường, đang là thực trạng của các khu đô thị. Chính vì thế, đô thị sinh thái đang là xu hướng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Khái niệm về khu đô thị sinh thái hình thành từ những năm 80, đầu 90 của thế kỷ XX ở các nước phát triển đề cập đến vấn đề chất lượng môi sinh của đô thị với các tiêu chí rất cụ thế nhắm tới việc nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho các cư dân đô thị. Một đô thị sinh thái phải đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên, cho phép các cư dân sông trong điều kiện chất lượng cuộc sống cao những sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên…
Hiện đang có khá nhiều dự án xây dựng trong nước đang hướng tới mục tiêu xây dựng khu đô thị sinh thái. Tuy nhiên, để làm được điều này quả không dễ dàng, ngay cả ở các nước phương tây, nơi khởi sinh các mô hình đô thị sinh thái cũng khó mà hội tụ đủ các yếu tố để phát triển một đô thị sinh thái thực sự. Theo những khảo sát gần đây nhất của CBRE, những gia đình trẻ rất quan tâm tới môi trường sống tại đô thị. Ai cũng mong muốn sống trong một đô thị tiện nghi và đẳng cấp. Cách Hà Nội 13km, dự án đô thị sinh thái Eco Park của Công ty Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng có tổng diện tích lên tới 500 ha và mục tiêu là trở thành một thành phố sinh thái kiểu mẫu đầu tiên ở Việt Nam. Khu đô thị sinh thái Eco Park tại xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. 21,58% tổng diện tích được dành cho phát triển cây xanh và mặt nước. Các yếu tố cây xanh và mặt nước cũng luôn được chú trọng trong tất cả các hạng mục thiết kế chi tiết. Eco park tạo nên một môi trường sống lý tưởng nhằm phát triển toàn diện con người về mặt trí tuệ, sức khỏe, tuổi thọ và cuộc sống văn minh. Tại huyện Đan Phượng, Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển DIA cũng vừa tiến hành khởi công khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden với sự thiết kế của kiến trúc sư người Pháp. Đây sẽ là khu đô thị hiện đại, thiết kế đồng bộ với các biệt thự sinh thái diện tích lớn, không có chung cư và nhà liền kề. Dự án khu du lịch sinh thái Sông Đà – Ngọc Vừng, Quảng Ninh cũng được xây dựng với mục tiêu là một khu du lịch sinh thái hiện đại, thu hút du khách trong và ngoài nước. Tại miền Trung, Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú do Trung Nam Group làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư lên đến 1,654 tỷ USD. Khu đô thị bao gồm các công trình phục vụ du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí…các công trình công cộng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, chợ, công trình y tế, bệnh viện, hành chính, các công trình vui chơi, giải trí, TDTT, cảnh quan cây xanh mặt nước, các khu thương mại, văn phòng dịch vụ… Ông Holger Molendyk, GĐ Đầu tư và Phát triển Kinh doanh, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng trong buổi hội thảo “Thị trường bất động sản Việt Nam: Những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm” cho biết: “Đô thị sinh thái đang là xu hướng mới của thị trường bất động sản Việt Nam”. Ở Việt Nam, việc xây dựng đô thị sinh thái là điều cần thiết để hạn chế tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và các dấu hiệu suy thoái đô thị ngày một tăng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một tiêu chuẩn về khu đô thị sinh thái. Bên cạnh đó, việc đầu tư các khu đô thị sinh thái thường tốn kém kinh phí của nhà đầu tư. Th.S Nguyễn Thị Hạnh, Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), nhận định: “Xây dựng đô thị sinh thái là vấn đề cấp thiết và cấp bách, nhất là khi tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày một tăng cao như hiện nay. Cần quy hoạch các đô thị sinh thái ngay từ bây giờ cho các vùng đô thị mới, hoặc sửa chữa hay thay đổi trong điều kiện có thể, các đô thị cũ thành đô thị theo kiểu đô thị sinh thái”. Duy Khánh |
Đô thị sinh thái – Xu hướng mới của thị trường BĐS
3