ngày 16/12, sở quy hoạch kiến trúc hà nội, liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật việt nam, hội quy hoạch phát triển đô thị việt nam đã phối hợp tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự án nghiên cứu quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông hồng đoạn qua hà nội (dự án sông hồng). khác với các hội thảo tổ chức trước đó, cũng với mục đích lấy ý kiến đóng góp cho dự án sông hồng, tại hội thảo này, các chuyên gia cho rằng cần đặt dự án trong tình hình mới. đó là hà nội đã được mở rộng. sông hồng chảy qua hà nội không chỉ còn là 40km. dự án sông hồng phải được nghiên cứu phù hợp với quy hoạch chung thủ đô hà nội do liên danh tư vấn hàn quốc – mỹ chủ trì đang triển khai. đó là thế giới đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế, do vậy cần xem xét kỹ khả năng đầu tư cho dự án.
vẫn lo lắng về chỉnh trị sông hồng
tại hội thảo, các chuyên gia của hội quy hoạch phát triển đô thị việt nam đã dành cho tổ tư vấn hàn quốc lời khen về phương pháp nghiên cứu bài bản, nghiêm túc. nhưng điều mà họ quan tâm hơn vẫn là những nội dung mà dự án đề cập. họ bày tỏ sự lo lắng trước bài toán chỉnh trị sông hồng. gs.ts nguyễn thế bá – chủ tịch hội quy hoạch phát triển đô thị việt nam – nói: tôi nghĩ rằng không có ai phản đối về tầm quan trọng của vấn đề quy hoạch hai bên bờ sông hồng và chỉnh trị sông hồng. việc làm này đáng lý phải có từ rất lâu dù ở mức độ nào. dẫu vậy ông cũng băn khoăn: sông hồng đẹp nhưng rất dữ tợn. nó không giống như các sông lớn khác, kể cả sông hàn. nó có chu kỳ và dòng chảy riêng đã qua vùng đất yếu ở đồng bằng, dòng chảy rất dễ biến đổi và thực tế đã biến đổi liên tục. vì vậy muốn khai thác nó thì điều trước tiên là phải hiểu và bắt nó phải phục vụ người tối đa và an toàn.
và ông bá tỏ ra thận trọng: dự án nghiên cứu đã đặt vấn đề trị thuỷ sông hồng bằng các giải pháp đê điều là hoàn toàn chính xác. phương án đề cập có nhiều ý tốt. tuy nhiên đã chuẩn xác chưa, tôi xin nhường lợi cho các nhà khoa học về thuỷ lợi và xây dựng đê điều có ý kiến.
gs.ts nguyễn tài (đh dân lập phương đông) cũng đưa ra quan điểm tương tự: sông hồng là sông “đa quốc gia”, rất hung dữ vào mùa lũ. ý tưởng xây dựng tp hai bên sông làm nhiều người lo ngại, sợ rằng trong tương lai sự an toàn của các công trình do biến hình phức tạp của lòng dẫn sẽ luôn là gánh nặng cho tp.
nhận định trên đã được sự đồng tình của psg.ts huỳnh đăng hy (tổng thư ký hội quy hoạch phát triển đô thị việt nam). bởi theo ông hy, khía cạnh xói lở kè, bờ chưa được đề cập trong nghiên cứu của dự án sông hồng. chính vì thế mà có nhiều đoạn đê mới được dự án “lăn” ra sát sông. mà những khúc bờ sông này hàng năm đều bị sạt lở. đơn cử là các đoạn bờ sông ở bát tràng, đền gềnh, cầu long biên – đầm trấu.
còn gs.ts vũ tất uyên (viện nghiên cứu khoa học thủy lợi), sau khi so sánh phương án trị thủy sông hồng của 3 đơn vị đã và đang nghiên cứu là viện nghiên cứu khoa học thủy lợi, viện quy hoạch thủy lợi và dự án sông hồng đã thẳng thắn kết luận: các biện pháp tăng cường khả năng thoát lũ của tổ tư vấn hàn quốc, của viện quy hoạch thủy lợi hình như không nhằm mục đích chống thiên tai mà chủ yếu giành thêm quỹ đất bãi sông vào phát triển tp (!).
công viên ven sông hồng đừng nên là theme park
cũng giống như ông bá, hầu hết các chuyên gia đánh giá cao ý tưởng quy hoạch xây dựng công viên ven sông, chủ yếu nằm ở phía ngoài đê với diện tích lên đến 4.200ha. tuy nhiên ông bá cũng cho rằng nghiên cứu của dự án sông hồng chưa làm nổi bật mối quan hệ cảnh quan ven sông hồng với hai khu vực đtm có đặc trưng là tuyến trung tâm tây hồ và kđtm bắc sông hồng cũng do chuyên gia hàn quốc nghiên cứu.
ts nguyễn văn bức (tổng giám đốc cty cp tư vấn quốc tế và xây dựng giao thông hà nội) phân tích: khu bãi tứ liên có hàng trăm héc-ta đất trồng hoa, cây cảnh rau màu đang bị lấn chiếm làm nhà ở và kinh tế dịch vụ. đến năm 2010, dự án xây dựng đường và hạ tầng xung quanh hồ gươm sẽ hoàn thành. hồ tây sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế. nếu hồ tây được kết nối với sông hồng qua trục đường đặng thai mai và khu bãi tứ liên thì hà nội sẽ có một kđt sinh thái, công viên độc đáo, kết hợp các yếu tố lịch sử – nhân văn – cảnh quan – môi trường.
theo ông bức, hà nội đã được mở rộng, có tiềm năng rất lớn về đất đai, cảnh quan và môi trường thiên nhiên để xây dựng các khu nghỉ dưỡng và vui chơi tổng hợp (theme park) có diện tích hàng nghìn héc-ta ở ba vì, chùa hương, suối hai, lương sơn, đồng mô… do đó khu vực bãi sông hồng cần được ưu tiên các công viên sinh thái và khu vui chơi giải trí có tính chuyên đề, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân nội thành.
đừng biến giao thông ven sông hồng thành đường cao tốc
một vấn đề khác cũng được các chuyên gia đề cập nhiều là quy hoạch xây dựng giao thông ven sông hồng. ông bá bày tỏ sự đồng tình với nghiên cứu của dự án sông hồng. ông nói: đắp đê cao với kè vững chắc kết hợp giao thông để chống lũ của tuyến đê cũ và mới là ý tưởng mạnh dạn, cần khai thác. ông lưu ý: giao thông dọc bờ sông là độc tuyến dài, nhất là đoạn giữa hồ tây vì vậy cần nghiên cứu kỹ chọn phương tiện giao thông hợp lý để thiết kế tránh sự chồng chéo.
nhưng ông bức thì nghĩ khác, đường giao thông trên mặt đê sông hồng ở cả tả và hữu ngạn đều cao hơn mặt đất đô thị từ 4 – 5m ở nội thành, 6 – 10m ở ngoại thành. vì vậy các tuyến đường trên mặt đê gây bất lợi và tác động xấu đối với môi trường đô thị. nếu tập trung quá nhiều xe cơ giới chạy trên mặt đê và cơ đê như dự án đề xuất thì tức là sẽ ôtô hóa sông hồng. dòng sông thơ mộng này sẽ không còn giữ được vai trò điều hòa, bảo tồn cảnh quan môi trường thiên nhiên. do vậy, theo ông bức, cần nghiên cứu các giải pháp tổ chức giao thông theo phương châm kết hợp đường trên mặt đê với các đường phố ở dưới chân đê, ở lân cận, chạy song song với đê. cần tạo nên một mạng lưới các đường một chiều chạy dọc theo 2 bờ sông trong phạm vi khoảng 500 – 1.000m tính từ chân đê. không nên chọn tiêu chuẩn thiết kế đường với vận tốc 60 – 80km/h vì đường đê vốn uốn lượn theo dòng sông tự nhiên do vậy đa phần đều có độ cong không bảo đảm cho ôtô chạy với tốc độ cao, càng không nên coi đường đê là đường cao tốc.
đặc biệt các chuyên gia đã tập trung thảo luận xung quanh nội dung quy hoạch cải tạo và phát triển các khu dân cư đô thị ven sông hồng. riêng vấn đề này, báo xây dựng sẽ tiếp tục đề cập trong số báo tới. |
Dự án sông Hồng: Không thể tách rời đồ án quy hoạch chung Hà Nội
1