Gian nan “ươm chữ” bên đầm

ngày chớm đông, bến đò cồn tộc bên đầm phá tam giang (thừa thiên – huế) se se lạnh. gió lớn không ngớt cào cấu mặt đầm, ghe thuyền thưa thớt qua lại. ít người dám mạo hiểm vượt phá khi trời nổi gió to, nhưng vẫn có những thầy cô giáo ngày hai buổi chông chênh “cưỡi sóng” đến trường dạy học. cũng có những giáo viên trẻ chỉ trong ngày đầu vào nghề đã không bao giờ dám quay lại trường bên kia phá vì nỗi khiếp sợ sóng nước tam giang.

gian nan ươm chữ bên đầm
những con đò vượt phá tam giang mong manh trước sóng.

từng ngày đối mặt hiểm nguy

tôi dậy sớm để theo kịp chuyến đò cùng những giáo viên trẻ người thành phố vượt sóng sang vùng đất bên kia phá tam giang dạy học. đối với họ, dù mưa hay nắng, việc thức khuya dậy sớm vượt phá đã quá đỗi bình thường. mùa mưa, sóng to, đò giảm chuyến, những hành khách như chúng tôi phải tự nguyện nhường chỗ cho thầy cô giáo đi trước để kịp giờ dạy học. người dân hai bên phá tam giang vẫn thường có thói quen “ưu ái” những người dạy dỗ con em họ theo cách như vậy. phải đến gần 8 giờ sáng, sau khi phục vụ xong các hành khách “ưu tiên”, ông lái đò mới tất bật quay lại chở chúng tôi qua phá. ngỡ tôi là thầy giáo, người đàn ông tên phan sơn trạc 50 tuổi nhường cho một chỗ ngồi an toàn giữa con đò nhỏ. ông sơn người ở quảng công vào huế có công chuyện từ chiều hôm trước, bị trễ chuyến đò cuối cùng nên suốt đêm kẹt lại thị trấn sịa.

gian nan ươm chữ bên đầm
nhiều lần qua lại phá, cô giáo này vẫn không giấu được vẻ lo lắng mỗi lần lên đò.

nghe nhắc chuyện học hành của con em bên kia phá, ông sơn tỏ vẻ hào hứng: “có trường mới, nhiều giáo viên không ngại khổ vượt phá về dạy học, tỷ lệ con em bỏ học tại hai xã quảng công, quảng ngạn giảm mạnh”. tôi sực nhớ cách đây chừng 3 – 4 năm, quảng công và quảng ngạn là hai xã ven biển có số học sinh nghỉ học giữa chừng lên đến hàng trăm em. chưa có trường cấp ba, học sinh không đủ điều kiện để học tiếp. tôi từng tận mắt chứng kiến cảnh những em học sinh xã quảng công gầy yếu vừa học xong lớp 9, có em còn chưa kịp tốt nghiệp, vội mang đơn đến nhờ chủ tịch ubnd xã nguyễn văn bĩnh xác nhận để vào nam kiếm việc làm. tình hình hiện nay đã khác, chỉ sau 2 năm hình thành trường thcs-thpt tố hữu, đã có hơn 700 học sinh các địa phương khó khăn ven biển vào được cấp 3, khóa đầu chỉ 177 học sinh theo học, khóa thứ 3 đã tăng lên 350 em.

sau nửa giờ đồng hồ vượt qua gần hai cây số mặt nước đầm phá ào ạt sóng, tôi gặp lại ông bĩnh. vẻ mặt u ám ngày nào khi cầm bút ký đơn cho con em địa phương đi xa kiếm cơm nay đã tan biến, thay vào đó là sự phấn khởi lộ rõ trên khuôn mặt của ông chủ tịch luống tuổi. dải đất quảng công, quảng ngạn đang quy tụ trên 100 giáo viên các cấp đến đây “ươm chữ”. trong đó, phần nhiều còn trẻ tuổi và chưa có gia đình. mỗi ngày có hàng chục giáo viên phải thường xuyên đối mặt với hiểm nguy sóng nước. trừ những trường hợp ở ngoại tỉnh, thầy giáo trẻ dạy môn toán lê văn hùng có lẽ là người sống xa trường hơn cả. hùng người thành phố huế, ra trường một thời gian ngắn đã xung phong về bên kia phá dạy học. mùa mưa lũ là khoảng thời gian đi dạy học vất vả, gian khổ nhất đối với những giáo viên như hùng. không ít lần, các thầy cô giáo vừa lặn lội mưa lũ ra đến bến cồn tộc thì đò bị cấm chuyến qua phá do trời có gió lớn, tiến thoái lưỡng nan, họ đành gửi lại xe máy trong dân rồi mò mẫm tìm đường lội bộ về nhà.

những ước nguyện sau năm 2010

thầy giáo lê quý phú (dạy môn hóa trường tố hữu) cho biết, ngay cả lúc bình thường giáo viên đi dạy phải qua 3 chặng đường khác nhau: xe máy chỉ chạy đến bến cồn tộc phải gửi lại để qua đò, hết đi đò lại cuốc bộ tới trường. thầy giáo nguyễn đăng tiếp – q.hiệu trưởng trường tố hữu – cho biết, cơ sở i của trường gần bến đò vĩnh tu nên còn đỡ khổ. cơ sở ii về sâu trong khu dân cư thêm mấy cây số, nếu không xin đi nhờ được xe, anh em giáo viên phải hì hục lội bộ. làm quản lý tại trường tố hữu gần hai năm nay, thầy tiếp ba lần chứng kiến cảnh giáo viên bỏ việc ngay trong ngày đầu tiên về nhận công tác. giọng thầy tiếp chùng lại: “hôm đó buổi trưa, đang ăn vội hộp cơm “sinh viên” thì có hai em nữ về liên hệ công tác. ở bên cạnh, số giáo viên xa nhà phải dùng tạm phòng hội đồng để nghỉ ngơi hoặc tranh thủ đọc tài liệu, giáo án để củng cố cho bài giảng buổi chiều. có người nằm lên cả tấm đệm cũ học thể dục của học trò để tranh thủ ngả lưng nghỉ trưa… chứng kiến điều kiện sinh hoạt kham khổ và khiếp sợ sông nước, hai em đã bỏ dạy sau buổi đầu về trường”. giọng thầy tiếp lại đều đều: “một lần khác có cô giáo mới ra trường được phân công về dạy môn văn. khi về ra mắt nhà trường còn có cả người nhà đi cùng để động viên, nhưng đó cũng là buổi chia tay “một đi không trở lại” của cô giáo trẻ. hỏi ra mới hay, khi quay về nhà gặp lúc đầm phá nổi gió lớn suýt làm lật đò, cô giáo trẻ quá hãi hùng nên không bao giờ dám quay về trường”.

dứt câu chuyện của thầy tiếp, tôi chợt nhớ một cán bộ xã quảng công từng kể, bao năm nay, nhiều giáo viên vượt phá dạy học không chỉ trở nên gan lì trước sóng gió, mà còn có tấm lòng yêu trẻ và hy sinh cả hạnh phúc riêng tư. có nữ giáo viên vì cách trở đò giang mà hơn 40 tuổi mới lập gia đình sau khi được chuyển về công tác ở một ngôi trường gần thành phố. tôi cũng được nghe nhiều giáo viên trường tố hữu thổ lộ, phải sau năm 2010, họ mới dám mơ về một ngôi nhà công vụ làm nơi sinh hoạt nghỉ ngơi ngoài giờ lên lớp. còn tất cả cơ sở vật chất ít ỏi hiện có phải dành ưu tiên phục vụ học sinh vùng đất khó. cũng sau năm 2010, khi công trình cầu ca cút (với trị giá đầu tư trên 300 tỷ đồng) hoàn thiện nối liền đôi bờ phá bao đời nay cách trở vời vợi, chuyện “ươm chữ” bên kia vùng sông nước phía bắc tam giang sẽ bớt đi những nhọc nhằn, gian khổ như hôm nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *