Không có chuyện “trung tâm hành chính Quốc gia chuyển lên Ba Vì” Sáng 15/6, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân trình bày Báo cáo bổ sung của Chính phủ về “Một số nội dung về Quy hoạch chung (QHC) xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Báo cáo cho biết: Nhìn chung, các ý kiến của các đại biểu thống nhất với nhiều nội dung của QHC nhằm xây dựng và phát triển Hà Nội xứng đáng với vị thế Thủ đô của cả nước. QHC đã thực hiện đúng các quy định của Luật Quy hoạch đô thị và các văn bản pháp quy liên quan, cụ thể hóa Nghị quyết 15 của Quốc hội (QH) về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Tuy nhiên, vẫn còn có những ý kiến băn khoăn, chưa đồng tình về một số vấn đề như: tính kế thừa các quy hoạch, về định hướng phát triển không gian, về dự báo phát triển một số chỉ tiêu trong tương lai, về tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt… Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Xây dựng và UBND Tp Hà Nội yêu cầu liên danh tư vấn nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu QH.
Về ý kiến cho là “trung tâm Hành chính Quốc gia chuyển lên Ba Vì”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cho biết, không có khái niệm trung tâm Hành chính Quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong Thủ đô và càng không thể có chuyện “dời đô” như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi. Chắc chắn và mãi mãi Ba Đình vẫn sẽ là “trung tâm chính trị” của đất nước và trong tâm thức của mỗi người Việt Nam . Khu vực Ba Vì trong ý tưởng QHC lần này chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan, công trình công cộng. Nhiều vấn đề của đồ án QHC đã được các đại biểu thảo luận tại các tổ, trong đó ý kiến cho là “trung tâm Hành chính Quốc gia chuyển lên Ba Vì” được các đại biểu đặc biệt quan tâm. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân, không có khái niệm trung tâm Hành chính Quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong Thủ đô và càng không thể có chuyện “dời đô” như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi. Chắc chắn và mãi mãi Ba Đình vẫn sẽ là “trung tâm chính trị” của đất nước và trong tâm thức của mỗi người Việt Nam . Khu vực Ba Vì trong ý tưởng QHC lần này chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan, công trình công cộng. trục Thăng Long là gì và có cần thiết xây dựng? Hầu hết các ý kiến của đại biểu cho rằng, QHC đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô và đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời cũng kiến nghị giải đáp, làm rõ thêm một số vấn đề. Đại biểu Hoàng Văn Toàn (Vĩnh phúc) đồng tình cao về sự cần thiết phải có QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội và nhiều nội dung cụ thể trong đồ án quy hoạch này. Bởi Thủ đô Hà Nội là một đô thị lớn, là trái tim của cả nước, nhất là khi Hà Nội được mở rộng như hiện nay. Việc quản lý xây dựng và quy hoạch phát triển đô thị là hết sức cần thiết. Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội cũng nhằm khắc phục những bất cập trong quy hoạch cũ và khắc phục tình trạng hiện nay như: quá tải về hạ tầng và manh mún chắp vá trong xây dựng Thủ đô. Đại biểu Nguyễn Văn Hợp (Hải Dương) cho rằng, quy hoạch này cơ bản phù hợp Luật Quy hoạch đô thị và kết hợp tương đối hợp lý với quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội. Đồng thời đề nghị triệt để tiết kiệm đất xây dựng và bảo vệ đất nông nghiệp, đất canh tác màu mỡ trong quá trình hoàn thiện, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch. Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) khẳng định sự ủng hộ của mình đối với QHC. Về trục Thăng Long, theo đại biểu Thuyết và một số đại biểu, đây là một trục lãng phí bởi vì cách đấy mấy cây số đã có đường Láng – Hòa Lạc, QL32… Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) cho rằng, đến nay có một QHC thể hiện tương đối rõ nét về ý tưởng kiến trúc cũng như ý tưởng khoa học và các khía cạnh khác được rất nhiều người quan tâm. Đại biểu Dương trung Quốc (Đồng Nai) nhận xét Báo cáo của Chính phủ thể hiện tất cả những gì Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện với nỗ lực to lớn, sự huy động các nguồn lực trong nước cũng như liên doanh tư vấn quốc tế và tuân thủ đầy đủ quy trình pháp định để thực hiện quy hoạch này. Hội sử học Việt Nam cũng được mời tham gia tư vấn một số nội dung có liên quan đến mục tiêu bảo vệ, phát huy di sản trong quy hoạch. Nhiều hội nghề nghiệp trong Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cũng tổ chức những hình thức phản biện để đóng góp cho bản quy hoạch này. Theo đại biểu, xây dựng quy hoạch Thủ đô cho dù 30 – 40 năm nữa, trong bối cảnh ngay cả quan điểm về kiến trúc hiện đại cũng đang có những thay đổi rất lớn. Tiêu chí văn hiến rất quan trọng, vì văn hiến cũng chỉ là văn minh, văn hiến chính là đặc trưng của Thủ đô của chúng ta, là nơi có thể sáng tạo những giá trị, là nơi quy tụ và đào tạo những nhân tài cho đất nước. Về trục đường Thăng Long, theo đại biểu, chính phía các liên doanh tư vấn đã đưa ra ý định là xây dựng con đường làm cho con đường cảnh quan, là nương theo địa hình, tôn trọng cảnh quan và hạn chế tối đa việc đô thị hóa hai bên đường và họ cũng gắn rất chặt với quan niệm tâm linh, cái đó cần thiết. Đại biểu Nguyễn Thế Thảo (Hà Nội) báo cáo thêm trước QH, cho biết, Tp Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ giao là đơn vị phối hợp cùng với Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch xây dựng chung của Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Về trục Thăng Long, ở đây trước tiên là xác định là một trục về không gian, về kiến trúc cảnh quan đô thị, một cái trục để thực hiện mục tiêu kép, đó là trục không gian kết nối giữa trung tâm Ba Đình với Ba Vì. trong đó mục đích là để tạo nên cùng phối hợp với các trục hướng tâm hiện nay của thành phố, có 7 trục hướng tâm hiện nay tạo nên một trục không gian mới cũng hướng tâm từ Ba Vì và Ba Đình. Và trên cơ sở đó cũng để tổ chức thiết kế quy hoạch kiến trúc thành những điểm nhấn trục kiến trúc cho Hà Nội. Kết thúc phần thảo luận, phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu ý kiến, nêu rõ, với nhận thức sâu sắc Hà Nội là Thủ đô của cả nước, cả nước vì Thủ đô, Thủ đô vì cả nước. Ý kiến của các đại biểu phát biểu tại tổ cũng như tại Hội trường với ý thức xây dựng rất cao, rất trách nhiệm, nhiều ý kiến xác đáng, rất cần sự nghiên cứu thấu đáo, cân nhắc kỹ càng khi quyết định chính thức về đồ án quy hoạch này. Sau khi đồ án chung được duyệt sẽ phải tiến hành quy hoạch các bước tiếp theo đó là quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Đồng thời sẽ tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi hơn nhân dân ở các vùng, các chuyên gia, các nhà khoa học bằng các hình thức khác nhau và thực hiện công khai dự kiến đồ án quy hoạch bằng các hình thức hợp lý. Quy hoạch chung và các quy hoạch tiếp theo phải thực hiện đúng quy trình của pháp luật đã quy định. |
Hà Nội phải xứng tầm với vị thế Thủ đô
65
Bài trước