Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội bộc lộ các điểm yếu trong trận lụt

trong đợt mưa kỷ lục vừa qua khiến cho nhiều khu vực ở miền bắc, đặc biệt là ở hà nội giao thông bị tê liệt, điện lưới cắt ở nhiều địa bàn, hệ thống viễn thông rớt sóng, nước sạch không có để dùng… theo đánh giá của các chuyên gia, quy hoạch hệ thống hạ tầng của thủ đô còn nhiều điểm chưa đồng bộ, trận lụt vừa qua đã bộc lộ những yếu điểm này.
 
giao thông đô thị nhiều bất cập
 
thống kê sơ bộ của sở giao thông vận tải hà nội cho thấy, trận mưa to kéo dài vừa qua đã gây ra 20.000 điểm lún sụt và 50.000 ổ gà, nhiều tuyến đường bị cày xới, cây xanh bị gãy đổ, nắp hố ga bị tụt, dây điện bị đứt… ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân thủ đô.
 
theo thứ trưởng bộ giao thông vận tải ngô thịnh đức, do hệ thống đường sá trong nội đô nhỏ hẹp, vá víu; đất dành cho giao thông quá thấp, tại 7 quận nội thành hà nội (trừ 2 quận mới thành lập là long biên và hoàng mai) có tổng diện tích 83km2 nhưng chỉ có 5,2 km2 diện tích đường (chiếm 6,18%); khu vực ngoại thành diện tích đường chiếm khoảng 0,9% diện tích đất; trong khi mức trung bình về tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông đô thị ở các nước phát triển là 20-25%.
 
hạ tầng giao thông thiếu nên rất khó khăn trong tổ chức vận tải công cộng. ở các thành lớn như hà nội, mặt cắt ngang đường nói chung là hẹp, khả năng mở rộng đường trong khu vực nội đô rất khó khăn do vướng công tác giải phóng mặt bằng; trong khi đó, giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe, trạm dừng…) còn thiếu và không tiện lợi. những năm gần đây, phương tiện cá nhân tăng nhanh (từ 10-12%/năm) trong khi tỷ lệ vận tải công cộng vẫn dưới 15% vì vậy ùn tắc vẫn thường xuyên xảy ra, nhất là tại các cửa ngõ ra vào thành phố.
 
các chuyên gia cho rằng, do quy hoạch hạ tầng đô thị của thủ đô chưa đồng bộ nên mỗi khi mưa lớn, ngập nước, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động giao thông mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề như cắt điện, hệ thống thông tin mất liên lạc, nước sinh hoạt cho người dân…
 
khẩn trương khôi phục khó khăn trong lũ
 
ông nguyễn như hải, giám đốc công ty nước sạch hà nội cho biết, trong đợt mưa lụt vừa qua, 12/12 nhà máy nước sạch của hà nội đều bị úng ngập, trong đó, 28 giếng phải ngừng hoạt động do mất điện và nước tràn vào thiết bị. thiệt hại nặng nhất là nhà máy nước tương mai với 13 giếng, mai dịch có 8 giếng bị ngập nặng; 16/125 trạm tăng áp không hoạt động được. tình trạng mất nước nghiêm trọng nhất xảy ra tại các chung cư khu kim liên, nam đồng, vĩnh hồ, thịnh hào, tân mai, đền lừ, giải phóng, trương định. để đáp ứng kịp thời nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân công ty đã huy động xe chuyên dụng chở nước tới phục vụ. tại những khu nhà cao tầng, khi úng ngập, nhân viên nước sạch phải tháo bơm và động cơ ra khỏi máy, khi nước rút lại lắp trở lại nhiều lần để bơm nước ngay mỗi khi có điện. phòng khi nước sinh hoạt bị ngấm bẩn, công ty đã tăng lượng clo dư tại các nhà máy lên 08 mg/lít để đảm bảo chất lượng nguồn nước và khử trùng các bể chứa ngập nước bằng cloramin b; đồng thời phối hợp với trung tâm y tế dự phòng khử trùng, vệ sinh môi trường tại các trạm bơm, nhà máy đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.
 
do điện lưới tại nhiều khu vực hà nội bị cắt trong thời gian dài nên tại thời điểm khó khăn nhất vào ngày 1/11, một số trạm thu phát sóng di động của vinaphone và mobifone thuê địa điểm tại nhà dân bị mất liên lạc. viễn thông hà nội đã ứng cứu bằng máy phát điện khôi phục liên lạc, đặc biệt là tại giáp bát, khu vực bị ngập lụt nặng nhất. tại khu vực này, ngoài máy 1000 kva của mobifone, còn có 1 máy 40 kva và 1 máy 100 kva của vinaphone và 1 máy của viễn thông hà nội để sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau giữa các mạng. bên cạnh đó, vnpt cũng cho roaming hai mạng vinaphone và mobifone để đảm bảo thông tin liên lạc cho cả 2 mạng di động này.
 
công ty điện lực hà nội cũng cho biết, có hơn 2.000 trạm biến áp trong tổng số trên 6.000 trạm điện thuộc công ty bị nhấn chìm trong đợt mưa lớn nhiều ngày. tại những vùng ngập sâu các trạm điện bị ngập nước và cả không ngập nước đều buộc phải cắt điện đề phòng gây tai nạn. công ty đã cắt cử 7.850 lượt người trực ở tất cả các điện lực nội, ngoại thành. khi nước rút đến đâu, công ty nhanh chóng làm vệ sinh trạm, sấy khô các thiết bị và cấp điện trở lại cho người dân. đến nay, hầu hết khu vực đô thị đã được cấp điện ổn định.
 
cần đầu tư, nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng
 
cũng như nhiều ý kiến khác, đại diện sở xây dựng hà nội cho rằng, đây là trận lũ lịch sử của hà nội và nằm ngoài tầm kiểm soát của các công trình xả lũ. với tốc độ đô thị hóa nhanh, công trình dân sinh nhiều nên gây ách tắc, hạn chế dòng chảy. bên cạnh đó, do hệ thống công trình thoát nước đầu tư chưa đồng bộ, chiều dài của cống vẫn còn thấp, mới chỉ đáp ứng được 60% diện tích nền đường, tương đương 0,2 m cống trên một người dân (thế giới là 2m cống trên một người dân), nhiều tuyến cống được xây dựng từ thời thuộc pháp nên xuống cấp trầm trọng, không tiêu thoát được. đặc biệt, một số tuyến phố lại có cốt đường thấp hơn nhà dân từ 60 – 80 cm nên mưa xuống nước là gây ngập úng. với những trận mưa lên đến 600mm như vừa qua, thì không chỉ hà nội mà một số thành phố lớn trên thế giới cũng không tránh được ngập…
 
đối với giao thông đô thị, theo các chuyên gia, trên cơ sở quy hoạch giao thông đã được thủ tướng phê duyệt, thành phố hà nội cần dành đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, đạt bình quân 20-25% đất đô thị (trong đó đất cho giao thông tĩnh 3-5%); coi phát triển vận tải khách công cộng là nhiệm vụ trọng tâm, đạt 30-50% nhu cầu đi lại vào năm 2020. bên cạnh đó, hà nội cần ưu tiên xây dựng trục các đường vành đai và các đường hướng tâm vì tuyến đường này sẽ giúp phân luồng từ xe để giải toả áp lực giao thông cho thủ đô, đồng thời sẽ tạo nên “bộ khung cơ sở” giúp cho việc hình thành và phát triển mạng lưới đường thứ cấp của các quận, huyện, đường nối vào các khu công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

các chuyên gia đô thị cũng cho rằng, hệ thống đầu tư thoát nước giai đoạn 1 đã hoàn tất với năng lực tiêu cơn mưa 172 mm trong 2 ngày và khi hoàn tất giai đoạn 2 với năng lực tiêu thoát tăng lên 360 mm cũng khó tránh được úng ngập như trận mưa vừa qua. để thành phố thoát khỏi cảnh úng ngập, đặc biệt là với hà nội mở rộng, thành phố cần điều chỉnh và có quy hoạch chi tiết về hạ tầng đô thị, trong đó cấp, thoát nước, chiếu sáng, giao thông, phải đi trước một bước, rồi mới phát triển đến các công trình hạ tầng khác. có như vậy, trong một vài năm tới hà nội mới có thể thoát khỏi úng ngập!.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *