Trang chủ » Hải Phòng công bố chi tiết quy hoạch Khu di tích danh nhân Trạng Trình

Hải Phòng công bố chi tiết quy hoạch Khu di tích danh nhân Trạng Trình

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments

trong lễ kỷ niệm 424 năm ngày mất của danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa qua tại làng trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, lãnh đạo Tp Hải phòng đã trao quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết bảo tồn Khu di tích danh nhân văn hóa trạng trình cho BQL Di tích để bày tỏ sự biết ơn của nhân dân đối với một con người nhiều tâm đức, tài minh.


Khu tưởng niệm trạng trình.

Theo quy hoạch chi tiết 1/500, khu di tích trạng trình với quy mô rộng 12,3ha tại xã Lý Học. trong đó bao gồm: Khu trung tâm đón tiếp khách dự, hành lễ, các khu tái hiện lại thân thế sự nghiệp của trạng trình, khu giai thoại thời Bạch Vân cư sĩ. Bên cạnh đó là hàng loạt di tích khác như: cụm di tích chùa Song Mai, núi chín ngọn, khu vui chơi giải trí, đất công viên cây xanh… đều được phân bố hợp lý, chi tiết.

Nguyễn Bỉnh Khiêm hay còn tên gọi khác là trạng trình, ông sinh năm Tân Hợi, đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491). Đất nước phong kiến nhiễu loạn nên đến tận năm 45 tuổi, ông mới đi thi trạng nguyên ở đời vua Mạc Đăng Doanh. Vua Mạc bổ nhiệm ông làm Tả thị lang Đông các học sĩ. Làm quan được 7 năm, với bản tính ngay thẳng, ông dâng sớ đề nghị nhà vua “trảm” 18 “lộng thần”, “hoạn quan”, dưới trướng vì các tội ác với nhân dân, hà hiếp dân lành, tham nhũng… Tuy nhiên, vua Mạc không nghe (sau đó triều đại nhà Mạc tồn tại không lâu thì sụp đổ). Bất bình với cảnh ngang trái trong triều đình, trạng trình đã cáo ấn từ quan năm 1542. Về quê, ông dựng am Bạch Vân, lấy hiệu “Bạch Vân cư sĩ”, dạy chữ cho nhân dân quanh vùng. Là một người tinh thông về học số, văn chương, ông đã để lại cho nhân loại nhiều cuốn sách có giá trị. Với nhiều đóng góp cho đất nước ở những thế kỷ trước, người dân ghi nhận công lao của ông và lập Đền thờ ông sau khi mất. 

Theo Ban tổ chức, hàng năm lễ kỷ niệm ghi nhớ công trạng của Danh nhân văn hóa trạng trình sẽ được mở hội trong 3 ngày nhằm tái hiện lại những cảnh sinh hoạt, đời sống “cổ điển” của những thế kỷ trước. Các trò chơi, cuộc thi như đua thuyền, thi thơ đối, vật tự do, cờ người, pháo đất… đều được tái hiện. Đặc biệt, các du khách có thể tham gia, dự thi và có giải thưởng. Khai lễ và bế lễ đều có các chương trình biểu diễn mang đậm nét văn hóa của vùng đồng bằng bắc bộ như: hát chèo, múa lân, múa trống…

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.