Hạn chế xe cá nhân- cách ứng xử như với… mẹ vợ?

 – sáng 24/12, trong lúc buổi hội thảo về phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng và giảm dần xe cá nhân đang diễn ra trong phòng lạnh thì ngoài ngã tư hàng xanh (tp.hcm), kẹt xe đang xảy ra nghiêm trọng.

giữa cái nắng chang chang của buổi trưa, dòng xe gắn máy chen chúc nhau nhích từng chút một, chật vật đi qua nút giao thông vòng xoay hàng xanh.

từ bốn phía phương tiện ùn ùn đổ ra không ngớt hướng về phía trung tâm thành phố đang tràn ngập trong không khí lễ hội noel.

dòng xe trên đường xô viết nghệ tĩnh (quận bình thạnh) ùn ứ kéo dài từ chân cầu sơn đến ngã 5 đài liệt sĩ.

“lô cốt” chắn đường khiến tình trạng ùn tắc càng thêm nghiêm trọng. tiếng còi xe đinh tai nhức óc; không khí đặc quách khói bụi. những chiếc xe buýt to kềnh càng đậu im không nhúc nhích, đang tìm cách “bơi” giữa dòng xe gắn máy.

nơi có số lượng xe gắn máy cao nhất thế giới

trong lúc đó, phát biểu tại buổi hội thảo đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của nạn kẹt xe đang ngày càng gia tăng tại tp.hcm tại hội trường sở gtvt, ts nguyễn văn hùng, pgđ đh gtvt cơ sở 2 tại tp.hcm cùng nhiều chuyên gia đang tìm các giải pháp nhằm hạn chế ùn tắc giao thông.

ts hùng cho biết hiện tại thành phố có gần 3,7 triệu xe môtô, gắn máy và gần 370.000 ôtô cá nhân. mỗi ngày, thành phố có gần 1.000 xe môtô, gắn máy và 100 xe ôtô cá nhân đăng ký mới. tỉ lệ phân bố xe môtô, gắn máy tại thành phố là 500 xe/ 1.000 dân. 

 
 
gs seymour papert (viện công nghệ massachusett, mỹ) bị xe máy gây tai nạn (5/12/2006) bị hôn mê phải điều trị ở hà nội may mắn mà thoát chết và mấy hôm sau đó, việc gs nguyễn văn đạo, nhà cơ học hàng đầu tại vn cũng bị tử nạn (11/12) do xe gắn máy khiến cho vietnamnet đã dùng những cụm từ hết sức ấn tượng là “những sát thủ vô tư trên đường phố” hoặc “những lưỡi hái thần chết dạo phố” là một điển hình về tác hại của xe gắn máy đối với cộng đồng.
 
ths lê trung tính, trưởng phòng quản lý vận tải công nghiệp sở gtvt tp.hcm.

đến nay, tại thành phố đã có trên 1,2 triệu người sử dụng xe buýt để đi lại mỗi ngày. thế nhưng so với nhu cầu đi lại của người dân, hệ thống vận tải công cộng chỉ mới đáp ứng khoảng 7%.

thạc sĩ lê trung tính, trưởng phòng quản lý vận tải công nghiệp sở gtvt thừa nhận, xe buýt vẫn còn một số hạn chế. thêm vào đó, do tình trạng kẹt xe càng ngày càng phổ biến, tốc độ lưu thông của xe buýt còn thấp (16km/h), giá cước còn cao so với thu nhập của người dân (chiếm 13% thu nhập bình quân đầu người), khoảng cách từ nhà ra các trạm xe buýt còn xa…

thế nhưng, ông tính khẳng định cần phải hạn chế phương tiện xe cá nhân (không chỉ là môtô, xe gắn máy mà còn là ôtô cá nhân – pv). “tại tp.hcm, chưa tới hai người dân đã có một xe gắn máy. có thể nói tp.hcm là nơi có số lượng xe hai bánh cao nhất trên thế giới” – ông tính nói. “điều này dẫn đến hệ lụy quỹ đường dành cho một hành khách đi xe cá nhân nhiều gấp 10- 40 lần”.

theo ông tính, chỉ trong 9 tháng đầu 2008, tỉ lệ tai nạn giao thông do xe gắn máy gây ra chiếm 65% số vụ, 65,9% số người chết, 72,4% số người bị thương là quá lớn.

“giải pháp không thiếu, chỉ thiếu quyết tâm”

theo đề xuất của phòng quản lý vận tải công nghiệp thuộc sở gtvt tp.hcm, cần áp dụng thu phí môi trường đối với xe cá nhân.

mức thu phí dự kiến tối thiểu 10.000 đồng/tháng/xe đối với môtô, gắn máy; 20.000 đồng/tháng đối với xe ôtô. với giải pháp này, mỗi năm, thành phố sẽ có nguồn thu vào khoảng 700- 800 tỷ đồng. với số tiền này, chính quyền thành phố sẽ có nhiều điều kiện đầu tư cho việc phát triển vận tải khối lượng lớn như metro, xe buýt vận chuyển khối lượng lớn brt, tramway…

gs-ts lê quả, nguyên giám đốc trung tâm nghiên cứu phát triển gtvt cho rằng cần gây khó khăn cho những người muốn sử dụng xe gắn máy bằng cách giám sát chặt chẽ việc cấp giấy phép lái xe; thuế và lệ phí đối với việc mua sắm xe gắn máy phải được tính vào loại thuế đặc biệt, thậm chí nên xem xét đến việc ai muốn mua xe máy phải đưa xe cũ ra hoán đổi. ngoài ra, ts lê quả đề xuất nên xác định khu vực cấm lưu thông đối với xe gắn máy.

hạn chế xe cá nhân- cách ứng xử như với... mẹ vợ?

không thể chậm trễ thêm trong việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân tại tp.hcm. ảnh: trần duy

“nhà nước có chính sách không nhập khẩu xe gắn máy; không khuyến khích hoặc hạn chế phát triển công nghiệp xe gắn máy bằng cách đánh thuế cao xe gắn máy sản xuất trong nước” – ts phạm xuân mai, khoa kỹ thuật giao thông đh bách khoa tp.hcm nói. “chính phủ cần xem lại chiến lược đến năm 2020 sản xuất 30 triệu xe gắn máy”.

ts nguyễn thị bích hằng, đh gtvt cơ sở 2 cho rằng, nếu ngay lập tức sử dụng các biện pháp hành chính để hạn chế người dân sử dụng xe cá nhân trong thành phố chắc chắn sẽ vấp phải những phản ứng trái chiều từ người dân và có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội.

theo ts hằng, việc chính quyền tp.hcm cần làm lúc này không phải là lựa chọn giữa giao thông cá nhân hay giao thông công cộng mà phải tạo ra sự giao thoa, phối hợp nhịp nhàng giữa giao thông công cộng và cá nhân. “giải pháp không thiếu, chỉ thiếu quyết tâm” – ts hằng nói.

đa số các ý kiến tại buổi hội thảo đều thống nhất hạn chế xe cá nhân. ts phạm xuân mai dẫn lời jamie lerner, former mayor, một chuyên gia giao thông của curitiba, brazil: “một chiếc xe gắn máy giống như mẹ vợ của ta. chúng ta phải giữ quan hệ tốt với nó nhưng đừng để cho nó điều khiển ta trong cuộc sống”.

  • trần duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *