Từ số này, XD&pL sẽ chính thức lên trang “Tầm nhìn”. Mong muốn của chúng tôi là chuyên trang sẽ ngày càng thu hút được những CTV là các chuyên gia hàng đầu, các nhà quản lý tâm huyết, các doanh nhân giỏi để cùng trao đổi, bàn bạc, tháo gỡ những tồn tại bất cập trong mọi lĩnh vực hoạt động xây dựng hôm nay cho sự phát triển ngày mai. Hy vọng “Tầm nhìn” là Diễn đàn hữu ích không chỉ cho riêng người làm nghề mà cho tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp Xây dựng.
Những năm gần đây, tốc độ phát triển đô thị ở Việt Nam đã khiến nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài phải ngỡ ngàng. Chính vì tầm quan trọng của nó, XD&pL đã có cơ hội chia sẻ vấn đề này với pGS.TS Lưu Đức Hải – Cục trưởng Cục phát triển đô thị, Bộ Xây dựng.
Thưa ông, cho dù tốc độ phát triển đô thị ở Việt Nam đã được khẳng định nhưng ai ai cũng thấy sự lúng túng trong quá trình phát triển ở lĩnh vực này. Tại sao vậy? – Lĩnh vực nào cũng vậy, muốn phát triển phải dựa vào chủ trương và các chỉ tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đặt ra. trong nhiều năm, chúng ta nhấn mạnh các vấn đề CNH, HĐH… nhưng không hề nhắc đến đô thị hóa. Nhiều chỉ tiêu phát triển đô thị không được định vị và định lượng trong kế hoạch phát triển. Vì vậy, việc phát triển đô thị của chúng ta đã đi sau nhiều lĩnh vực khác… Hy vọng sắp tới, trong nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các vấn đề này sẽ được quan tâm hơn.
Nhưng từ hồi còn bao cấp, vấn đề xây dựng nhà ở của người dân rất được Đảng và Nhà nước quan tâm? – Việc xây dựng nhà ở và vấn đề phát triển đô thị rất khác nhau. trước đây, các khu tập thể nổi tiếng ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ, Nguyễn Công trứ… được hình thành chỉ thuần túy để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân. Nếu nhìn với góc độ của phát triển đô thị thì lại chưa đầy đủ và không thể coi đó là những khu đô thị hiện đại, bởi diện tích ở bình quân chỉ 4m2/người, khu phụ với nhiều căn hộ dùng chung, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ. Vì thế, sau nửa thế kỷ, chúng ta đang phải bàn đến cải tạo các khu chung cư naây.
Từ ngày 1/1/2010 này, Luật Quy hoạch đô thị có hiệu lực. Theo ông, liệu điều đó có là quá muộn? – Thực ra từ 2004, Luật Xây dựng ra đời, trong đó đã có những chương điều chỉnh việc quy hoạch và phát triển đô thị. Luật Quy hoạch đô thị là những bước phát triển Chương 2 của Luật Xây dựng.
lKế hoạch phát triển đô thị của chúng ta bao gồm nhiều chỉ tiêu. Ông có thể cho biết cụ thể là những chỉ tiêu nào? – Có nhiều chỉ tiêu. Chẳng hạn như tỷ lệ đô thị hóa, nó thể hiện bằng tỷ lệ dân số sống trong khu vực đô thị so với dân số cả nước tính bằng phần trăm. Về mặt vĩ mô, có chỉ số chung cho toàn quốc. Mỗi địa phương lại có một chỉ số riêng. Theo con số thống kê năm 2008 thì chỉ số này trên thế giới đã lên trên 50%. Còn ở Việt Nam, đến hết năm 2009, mới dừng ở mức 30%.
Nếu theo chỉ số này, số dân trong đô thị càng cao thì thể hiện mức sống của người dân ngày càng văn minh hơn? – Đúng vậy. Chúng ta thấy rằng đô thị là nơi có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu cho cuộc sống của người dân về các nhu cầu thiết yếu, về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, giao thông đi lại thuận tiện v.v..
Nhưng cũng có trường hợp ngược lại như ở Q.Hoàn Kiếm (Hà Nội), mật độ dân số gần như cao nhất thế giới, trên dưới 10m2 một đầu người, sống chen chúc nhau trong những căn hộ chật chội, u ám. Đấy đâu phải là cuộc sống văn minh? – trong việc đánh giá phát triển đô thị còn có nhiều chỉ tiêu khác hỗ trợ nhau. Khi phân loại đô thị có 6 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn thứ nhất là chức năng của đô thị. Thứ hai là dân số đô thị. Thứ ba là mật độ dân số. Thứ tư là tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Thứ năm là mức độ phục vụ của hệ thống hạ tầng. Thứ sáu là tiêu chuẩn về cảnh quan và môi trường. Còn nếu như ở quận Hoàn Kiếm với mật độ dân số đông như vậy trên một hệ thống hạ tầng kém như vậy thì không thể được đánh giá tốt.
Ông đã từng nghiên cứu quá trình phát triển đô thị ở Singapore? – Tôi cho rằng đấy là một tấm gương tốt không những về phát triển đô thị mà còn nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, giáo dục, vấn đề quản lý xã hội… Tuy nhiên, họ cũng phải trả giá ở một số mặt khác.
Mặt nào vậy, thưa ông? – Khi chúng tôi có sang trao đổi với họ về kinh nghiệm phát triển đô thị thì chính họ thừa nhận rằng họ đã thất bại trong việc bảo tồn di sản. Tiền có thể tạo ra đô thị nhưng không thể tạo ra di sản. Vì thế, đây là bài học không thể sửa chữa đối với họ. Sai lầm này, Việt Nam phải hết sức tránh.
Ông có cho rằng nền văn hóa làng xã đã ảnh hưởng đến việc phát triển đô thị của nước ta trong thời gian qua, khi mà đường rộng mới có “tám thước” mà đã được coi là “thênh thang”? – Đã là văn hóa thì bao giờ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển, dù ít dù nhiều. Tuy nhiên, cái nghèo cũng ảnh hưởng vô cùng lớn. Chúng ta đã cử nhiều người ra nước ngoài học tập về quy hoạch và kiến trúc đô thị. Nhiều ước vọng về một đất nước có những đô thị hoành tráng và văn minh đã hiện ra và cũng đã bị vùi lấp bởi không có tiền. Ngay như trong triển lãm mới đây để lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch Hà Nội mở rộng, nhiều người vẫn hỏi: Tiền lấy đâu ra? Không có tiền thì vẽ ra để làm gì?
Hình như ở đây lại xuất hiện một cái vòng luẩn quẩn là con gà có trước hay quả trứng có trước? – Đúng thế. Quy hoạch phát triển mà không nhìn về tương lai thì làm sao quy hoạch. Còn quy hoạch xong mà lại không có tiền để thực hiện thì quy hoạch để làm gì. Nhưng theo tôi, mà đây cũng là bài học từ nhiều nước đúc kết lại, là dù chưa có tiền cũng phải nhìn xa trông rộng. Không thể bị cái nghèo níu kéo, cứ làm rồi lại đập bỏ, rồi lại làm lại, đã nghèo lại càng nghèo thêm. |
Không thể cứ làm, đập đi rồi làm lại…
9
Bài trước