Khu phố Pháp và việc bảo tồn di sản

kiến trúc pháp – đặc trưng của hà nội

với sự hợp tác của chính quyền vùng ile de france (pháp), sở qh-kt hà nội đã phối hợp với viện đào tạo chuyên ngành đô thị (imv) và đơn vị tư vấn interscenne triển khai dự án “nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị khu phố pháp phía nam q.hoàn kiếm – hà nội”. phạm vi nghiên cứu của dự án khoảng 210ha, phía bắc giáp hồ gươm và các tuyến phố hai bà trưng, hàng bông, ấu triệu, lò sũ…; phía nam giáp đường nguyễn thượng hiền, nguyễn du, lê văn hưu, hàn thuyên, trần hưng đạo; phía đông giáp đường trần quang khải, trần khánh dư; phía tây giáp đường lê duẩn. dự án chia làm 4 giai đoạn thực hiện. giai đoạn 1 tập trung nghiên cứu tổng quan. giai đoạn 2 sẽ lập sơ đồ tổ chức không gian khu phố pháp như đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị và chiến lược phát triển không gian. giai đoạn 3 sẽ lập dự án thí điểm (lựa chọn một vài khu phố, ô phố có nét đặc trưng để làm cơ sở nghiên cứu toàn bộ khu phố pháp. giai đoạn 4, đề xuất quy chế quản lý kiến trúc đô thị…

khu phố pháp và việc bảo tồn di sản
khu phố pháp bị tác động từ nhiều phía.

tại hội thảo báo cáo giai đoạn i của dự án (ngày 13/11), các chuyên gia nhất quán trong việc xác định giá trị khu phố pháp. theo đó, với mạng giao thông kiểu ô bàn cờ, tuyến đường rộng có cây xanh 2 bên, không gian công cộng được chú trọng, kiến trúc công trình đặc sắc… khu phố pháp đã trở thành di sản đô thị quan trọng, góp phần tạo nên diện mạo đặc trưng cho hà nội. đồng thời các chuyên gia cũng nhấn mạnh ý nghĩa của dự án. ông tô anh tuấn – giám đốc sở qh-kt hà nội nhận định: quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hóa nhanh chóng của hà nội những năm qua đã tác động mạnh mẽ đến các di sản này cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. do vậy, việc xác lập cơ sở khoa học và pháp lý để xác định, công nhận, bảo tồn và phát huy các giá trị này trong bối cảnh hiện nay là vô cùng quan trọng, cấp bách…

tác động từ nhiều phía

cũng tại hội thảo, các chuyên gia đã tập trung phân tích những tác động hiện tại đến khu phố pháp. ông nguyễn tấn vạn – chủ tịch hội kiến trúc sư việt nam – phân tích: khu phố pháp có ý nghĩa đặc biệt về cấu trúc đô thị và ngày nay có giá trị bất động sản cao. nhiều việc đã và đang diễn ra làm mất đi nhiều công trình có giá trị, đồng thời đang làm biến dạng tính chất và đặc trưng không gian đô thị của khu phố này.

ông nguyễn văn hải – phó giám đốc sở qh-kt cũng đưa ra nhận định tương tự: khu phố pháp phía nam q.hoàn kiếm đang đứng trước sức ép nội tại và thách thức của sự phát triển, nếu không được định hướng, quản lý, kiểm soát phát triển kịp thời sẽ có nguy cơ làm mất giá trị đặc trưng khu vực.

còn ông thierry huan – chuyên gia quy hoạch cảnh quan, nghiên cứu chính của dự án thì cho biết: một số biệt thự trong khu phố pháp đã được tư nhân cải tạo rất cẩn thận và chuyển đổi chức năng khá phù hợp, làm khách sạn, nhà hàng. những sáng kiến bảo tồn này cần được khuyến khích, bởi sẽ góp phần gìn giữ di sản, đồng thời vẫn hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế. tuy nhiên, có một số trường hợp cải tạo không được quản lý nên không thu được kết quả khả quan.

bảo tồn trong sự gắn kết về không gian

mục tiêu của dự án là xác định, đánh giá các di sản kiến trúc đô thị, thực trạng về giao thông, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan môi trường… trong khu vực nghiên cứu, từ đó đề xuất giải pháp quy hoạch kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trị đặc thù của khu phố pháp.

đề cập đến vấn đề này, gs.ts.kts hoàng đạo kính cho rằng: nên nhận ra trong di sản khu phố pháp không chỉ là những công trình riêng lẻ và những quần thể mà cả những mối liên kết không gian giữa các nhóm, cụm công trình. không thể duy trì có hiệu quả các công trình riêng lẻ nếu không đặt trong sự gắn kết về không gian.

gs kính đề xuất: cùng với việc bảo tồn các công trình có giá trị, cần đưa ra các phương thức khác nhau như bảo tồn theo mảng (ô phố), theo cụm, tuyến… kết hợp bảo tồn với chỉnh trang và nâng cấp, điều tiết xây  dựng mới. về công cụ quản lý, theo gs kính, cần xác định danh mục công trình được bảo tồn và xác định chúng trên bản đồ. tp cần sớm công nhận chúng là những di sản kiến trúc đô thị và ban hành quy chế bảo tồn – cải tạo – chỉnh trang – xây  dựng mới ở khu phố di sản.

các chuyên gia khác cũng đưa ra quan điểm tương tự, trong đó đặc biệt đề cao việc xây dựng, ban hành quy chế quản lý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *