Lai Châu tạo diện mạo đô thị mới

năm 2003, tỉnh lai châu được tái lập. là một tỉnh mới nên cơ sở hạ tầng thấp kém, 3/6 đô thị là thị xã lai châu, thị trấn tam đường, thị trấn phong thổ phải xây dựng mới từ đầu. công tác quy hoạch xây dựng được coi là giải pháp mang tính tiên quyết trong quá trình thực hiện triển khai xây dựng đô thị. tỉnh xác định: công tác quy hoạch phải đi trước một bước, phải vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương vừa mang tính định hướng để phát triển cho tương lai, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác lập các dự án đầu tư xây dựng và tập trung các nguồn vốn, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư. vì vậy, công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị được đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến tích cực, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác lập các dự án đầu tư, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư. đến nay, sở xây dựng lai châu đã hoàn thành và trình ubnd tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh lai châu đến năm 2020; triển khai quy hoạch chung xây dựng 5 đô thị và quy hoạch chi tiết 23 khu chức năng, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán 800 công trình với tổng giá trị trên 2.000 tỷ đồng.  

lai châu tạo diện mạo đô thị mới
toàn cảnh thị xã lai châu.

nhiều công trình trọng điểm như: trung tâm hội nghị tỉnh, nhà khách ubnd tỉnh, trường học các cấp, đại lộ lê lợi, đường trần phú, quảng trường nhân dân, trụ sở làm việc huyện uỷ các huyện tam đường, phong thổ được hoàn thành. một số công trình trọng điểm chào mừng các ngày lễ lớn của tỉnh vào năm 2009 như: trụ sở hợp khối các cơ quan ban ngành tỉnh, bệnh viện, tượng đài hồ chí minh, thư viện tỉnh, sân vận động, tuyến đường 58m, hạ tầng cơ sở các khu dân cư để cấp đất cho cbcvn… hiện đang được đẩy nhanh tiến độ. thứ trưởng bộ xây dựng trần ngọc chính đánh giá: “diện mạo các đô thị của tỉnh từng bước được hình thành, trong tương lai sẽ là những đô thị đẹp, hiện đại. tuy nhiên, tỉnh cũng cần quan tâm hơn nữa đến các vấn đề cơ chế chính sách phát triển đô thị, đặc biệt là cải cách phương thức quản lý các doanh nghiệp, dịch vụ đô thị theo hướng xã hội hoá”.

theo thống kê của sở xây dựng lai châu, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 120 dn xây lắp, tư vấn, sxkd vlxd, tập trung chủ yếu vào sản xuất: gạch tuynel, đá xây dựng, đá ốp lát, cát xây dựng, bê tông đúc sẵn, nước sinh  hoạt… đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tỉnh.

là một tỉnh mới thành lập nên hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh còn kém phát triển, xây dựng hạ tầng, kết cấu hạ tầng diện rộng và các công trình kỹ thuật đầu mối, đặc biệt thoát nước và vệ sinh môi trường chưa được đầu tư tương xứng với lợi thế tiềm năng phát triển, chưa tạo nên sức hút mạnh với nhà đầu tư phát triển đô thị và kcn. để khắc phục tình trạng này, ngành xây dựng lai châu cần đặc biệt quan tâm tới giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, bao gồm giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, cấp điện, quản lý chất thải rắn, xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch, các cơ sở y tế văn hoá, thể dục thể thao, quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn nhằm khai thác những tiềm năng lợi thế của tỉnh. phát triển các cụm, khu công nghiệp tại mường so, thị xã lai châu, nậm hàng  (mường tè), pu sam cáp (sìn hồ), than uyên. triển khai xây dựng nhà máy thuỷ điện lai châu, huội quảng, bản chát. mở rộng khai thác đá đen tại nậm ban (sìn hồ), xây dựng nhà máy gạch tuynel, nhà máy xi măng tại mường so. phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản, tận dụng khai thác nguồn nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp vlxd. tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến các vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách phát triển đô thị, đặc biệt là cải cách phương thức quản lý các dn, dịch vụ đô thị theo hướng xã hội hoá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *