Tuần qua, Viện Thủy lợi và Môi trường đã công bố dự án Quy hoạch chi tiết tuyến đê bao, cống nhỏ và hồ điều tiết nước mưa để giải quyết nạn ngập úng cho khu vực TpHCM. Theo Viện Thủy lợi và Môi trường, bản quy hoạch này là bước tiếp theo, chi tiết hóa đề án Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TpHCM do Bộ NN-pTNT đề xuất, đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua vào tháng 10-2008. Hạng mục quan trọng nhất và khó giải quyết nhất của dự án quy hoạch là xác định hướng xây dựng tuyến đê bao. Về nguyên tắc, tuyến đê sẽ phải chạy từ Bến Súc-Củ Chi (TpHCM) theo sông Sài Gòn uốn lượn phủ trùm hầu khắp địa bàn Tp trước khi theo sông Vàm Cỏ đổ về huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Lộ trình cụ thể sẽ thay đổi tùy theo phương án nào được chọn. Nhóm nghiên cứu đề xuất 3 phương án đầu tư. Nhìn chung, hướng đi của các phương án đều giống nhau, chỉ khác ở đoạn từ Vàm Thuật-TpHCM đến thị trấn Cần Đước-Long An, đoạn có mật độ dân cư đông đúc. Với phương án 1, Tp sẽ tận dụng các tuyến đường có sẵn như Đinh Tiên Hoàng, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Hữu Cảnh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, Huỳnh Tấn phát… để cải tạo làm tuyến đê. phương án 2, tuyến đê đi qua đoạn này sẽ chạy men theo bờ sông. phương án 3 cũng chạy nương theo bờ sông nhưng đoạn từ cầu phú Mỹ đến cống Kênh Lộ sẽ dùng các tuyến đường có sẵn như Nguyễn Bình, đại lộ Bắc Nam… cải tạo làm tuyến đê. Các chuyên gia cho rằng trên lý thuyết, phương án 1 tốt nhất, ngắn nhất và đỡ tốn kém nhất. Tiếc rằng nó lại thiếu khả thi vì phải thực hiện thi công hàng trăm kilômét dọc theo các tuyến đường nhỏ ngay trong lòng Tp, một vấn đề rất nhạy cảm và “hứa hẹn” sẽ không đảm bảo tiến độ! phương án 2 kém sức thuyết phục nhất do chi phí đền bù giải tỏa quá lớn, chiếm đến 22.500 tỷ đồng, vì thế phương án 3 thích hợp nhất. Đối với phương án khả thi nhất là phương án 3, theo các chuyên gia, nếu thực hiện được phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” tính ra khoản đầu tư toàn dự án cũng khoảng 11.680 tỷ đồng, tức là ít hơn gần 200 tỷ đồng so với phương án 1 và chỉ bằng 1/3 so với phương án 2. phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” cần thiết bởi sẽ giúp việc thực hiện dự án dễ dàng hơn. Mấu chốt của phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” là các đơn vị kinh tế, văn hóa lẫn an ninh quốc phòng có mặt bằng giáp bờ sông nơi dự án đi qua phải tự nâng cao mặt bằng để chống ngập trong phạm vi khu vực đơn vị mình. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, nếu tính đúng tính đủ các thiệt hại trực tiếp (thiệt hại công trình công cộng, thiệt hại sản xuất nông nghiệp…) và gián tiếp (thiệt hại do đình trệ công việc, thiệt hại từ dịch bệnh do hệ quả của đợt ngập…) trong vùng bị ngập thì con số thiệt hại sẽ vào khoảng 6.200 tỷ đồng/năm. Chống được ngập, ngoài việc loại trừ những thiệt hại đó thì nền kinh tế sẽ có điều kiện tăng trưởng cao hơn. Nhiều nhà kinh tế dự báo phần tạo cơ hội tăng trưởng GDp do không bị ngập lụt đem lại ước khoảng 4,3%/năm! Như thế tính ra lợi ích tăng thêm hàng năm do chống ngập hữu hiệu là hơn 11.400 tỷ đồng. Ngoài ra, một loạt tác động khác, như giúp Tp rửa sạch các tuyến kênh, giúp giữ nước trong kênh trong mùa khô hạn, từ đó giúp tránh tình trạng bùn đáy kênh bốc mùi làm ô nhiễm môi trường; cải thiện môi trường sống… |
Mỗi năm mất 6.200 tỷ đồng vì ngập
54