Ngập lụt: hệ quả của “đại đô thị”

tt – nhiều hậu quả của quá trình đô thị hóa cần phải được giải quyết song song với việc phát triển kinh tế, trong đó có vấn nạn ngập lụt và ô nhiễm môi trường. đó là những vấn đề được nhiều chuyên gia, nghiên cứu về đô thị, quy hoạch đưa ra tại hội thảo “những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa tại tp.hcm” do trường đại học khoa học xã hội và nhân văn tp.hcm tổ chức ngày 28-11.

ngập lụt: hệ quả của đại đô thị
nước ngập do triều cường trên đường nguyễn hữu cảnh, q.1, tp.hcm  – ảnh: hoàng thạch vân

ngập do san lấp mặt bằng làm khu đô thị mới

theo pgs.ts nguyễn minh hòa, quá trình đô thị hóa của vn đang hình thành những “đại đô thị”, đặt chính quyền đối diện với nhiều vấn đề phát sinh rất khó giải quyết: tắc nghẽn giao thông, ngập nước nội thị, thiếu nhà ở, ô nhiễm khói bụi, quá tải dân số… việc phát triển đô thị mà không tính toán giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh thì dù có mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt nhưng sẽ là “tăng trưởng âm” nếu tính toán đến những giá trị về văn hóa, tinh thần, môi trường đời sống bị mất đi mà không thể khắc phục được.

ông nguyễn minh hòa cho biết các nước trên thế giới đã bắt đầu chuyển hướng phát triển đô thị trung bình và nhỏ, trong khi vn lại hình thành các “đại đô thị”, điển hình là hà nội và tp.hcm. vấn đề bộ máy quy hoạch thiếu chuyên nghiệp, chưa đủ tầm đã đẩy tp.hcm vào tình trạng ngập lụt ngày càng trầm trọng hơn. việc chọn hướng đầu tư đô thị về khu nam, vốn trước đây là một túi chứa nước làm tp.hcm đứng trước nguy cơ ngập nặng.

chuyên gia nguyễn đỗ dũng, giám đốc quy hoạch công ty tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng invescons, cho rằng nhiều người ca ngợi dự án khu đô thị phú mỹ hưng đã biến đổi đầm lầy hoang sơ thành khu đô thị hiện đại, nhưng có ai đặt câu hỏi việc san lấp đầm lầy này làm giảm bao nhiêu khả năng tích trữ, tiêu thoát nước của tp? theo ông dũng, không hẳn việc chọn phát triển đô thị về phía nam là sai lầm nhưng vấn đề đặt ra là cần phải có những quy định và chiến lược để đảm bảo năng lực thoát nước của tp không bị giảm đi.

tại một số tp trên thế giới như calgary (canada), các công trình, khu đất nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt đều bị hạn chế phát triển và bắt buộc phải có biện pháp phòng lụt khi cải tạo công trình. dự án chỉ có thể được chấp nhận nếu không làm giảm diện tích mặt nước và giảm thiểu tác động nguồn chảy. ông dũng dẫn chứng: “trong dự án xây dựng một biệt thự sang trọng bên bờ sông mà tôi từng tham dự, chỉ có một phần đất rơi vào khu vực có nguy cơ ngập lụt, chủ đầu tư đã phải cho đào một hồ nước trong biệt thự. hồ nước này vừa để làm cảnh quan nhưng cũng vừa để chứa nước nếu có lũ lụt xảy ra”.

chuyên gia nguyễn đỗ dũng dẫn chứng thành công của tp curitiba (brazil). tp này đã công khai thông tin, bản đồ về vùng có khả năng bị ngập lụt, khiến giá đất tại những nơi đó giảm xuống. khi đó, chính quyền dễ dàng mua lại đất đai để làm công trình công cộng và du lịch. vào mùa khô, công viên là nơi nghỉ ngơi, mùa mưa những công viên này với nền đất tự nhiên sẽ là nơi chứa và thẩm thấu một lượng nước đáng kể. khi công viên này hoàn thành, vùng có nguy cơ ngập không còn ngập nữa và đất đai xung quanh sẽ tăng giá nhờ cảnh quan đẹp.

ở các nước, cùng với bản đồ sử dụng đất thì bản đồ vùng có nguy cơ ngập lụt là một trong hai bản đồ quan trọng được công bố chi tiết theo quy định của pháp luật. khu vực có khả năng bị ngập lụt chỉ có thể được cải tạo, chỉnh trang mà không được dùng để phát triển đô thị mới. ở nước ta, các bản đồ xác định vùng có nguy cơ ngập lụt chưa được công bố rộng rãi.

chống ngập bằng quy hoạch đô thị

theo ông nguyễn đỗ dũng, với trận ngập lụt kỷ lục tại hà nội và nước triều dâng lịch sử tại tp.hcm thì yêu cầu giải bài toán thoát nước đô thị đã trở nên cấp thiết. để đối phó với ngập lụt, tp.hcm chủ yếu dựa vào hệ thống bờ bao. hệ quả là khi bờ bao bị vỡ sẽ gây ngập úng trên diện rộng, ảnh hưởng cuộc sống người dân. đợt triều cường giữa tháng 11-2008 với đỉnh triều đạt 1,54m đã làm vỡ nhiều đoạn bờ bao và tràn bờ một số đoạn có cao trình thấp, gây ảnh hưởng tới 13 xã phường của bảy quận huyện.

chính quyền tp.hcm đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để xây thêm trạm bơm, đắp đê, đào thêm đường, lắp ống thoát nước chống ngập. tuy nhiên, nếu tiếp cận vấn đề theo một cách khác, tiếp cận “mềm” bằng cách sử dụng công cụ quy hoạch đô thị như các chính sách đất đai, quy hoạch sử dụng đất, sử dụng các hạ tầng xanh như công viên, hồ điều hòa để tăng khả năng tiêu thoát tự nhiên thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

 v.c.m.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *