Xây dựng nông thôn mới (NTM) có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ… đang là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của dư luận. pV đã có cuộc phỏng vấn ông Hồ Xuân Hùng – Thứ trưởng Bộ NN&pTNT, phó Ban Chỉ đạo trung ương chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM một số nội dung liên quan đến chương trình này.
Theo ông, NTM cần đảm bảo những nội dung nào? – Có thể khái quát gọn theo 5 nội dung cơ bản sau đây: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Chương trình NTM được thực hiện thí điểm tại 11 xã trên cả nước nhằm mục tiêu nào ? – Khi ban hành Nghị quyết 26, trung ương Đảng đã có ý tưởng phải xây dựng một chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện nhiệm vụ này; sau đó Chính phủ đã ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Nhưng để có được một chương trình MTQG xây dựng NTM có tính khả thi cao, Ban Bí thư đã thống nhất phải có một chương trình thí điểm, chọn 11 xã đại diện 11 vùng kinh tế – văn hóa của cả nước, với 19 tiêu chí. Đề án này nhằm 2 mục tiêu: 1. Xác định rõ nội dung, phương pháp làm, cơ chế chính sách đúng, trách nhiệm chỉ đạo; 2. Tạo được mô hình NTM thực tế để cả nước học tập và làm theo. Quá trình thực hiện sẽ làm rõ một số vấn đề như: tiêu chí nào là phù hợp; Nhà nước nên định hướng những nội dung nào; cơ cấu nguồn nhân lực, quản lý tài chính, quản lý xây dựng cơ bản, đặc biệt là cơ chế để người dân thật sự là chủ thể trong xây dựng NTM… Thực tế chỉ đạo 11 xã điểm đã bộc lộ 3 khó khăn lớn nhất. trước tiên, là làm thế nào để tăng nhanh và bền vững thu nhập của nông dân, theo tinh thần NQ26, đến năm 2020 thu nhập của dân nông thôn tăng 2,5 lần hiện nay (lên 1.000USD, bằng với thu nhập bình quân đầu người cả nước hiện nay). Đây là mục tiêu rất khó, bởi vì hiện nay còn hơn 2.000 xã/9.800 xã nghèo nhất nước có tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, trong lúc chênh lệch giữa nông thôn với thành thị ngày càng lớn, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, khí hậu và thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Thứ hai, là trong khi nguồn vốn đầu tư của Nhà nước rất hạn chế, lại phải xây dựng hạ tầng nông thôn hiện đại, môi trường sinh thái hiện đại, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, không biến nông thôn thành thành thị. Khó khăn lớn nữa là, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sao cho đến năm 2020 chỉ còn 30% lao động nông nghiệp (hiện là 60%).
Chính phủ đã ban hành Chương trình MTQG về xây dựng NTM, với mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 20% số xã đạt chuẩn NTM và đến 2020 sẽ là 50%. Vậy theo ông, cần các biện pháp thực hiện gì? – Thứ nhất, phải lựa chọn một cách khoa học, sát thực tế địa phương, quy hoạch nông thôn theo tiêu chí NTM; hạn chế tối đa gây xáo trộn, tốn kém, mị dân hoặc quy hoạch theo vết xe đổ “nước chảy chỗ trũng” gây bất bình trong nhân dân. Công việc lâu dài và phải kiên trì là hỗ trợ nông dân về tiến bộ khoa học-kỹ thuật một cách thiết thực, phù hợp với trình độ nhận thức của từng hoàn cảnh, từng dân tộc. Malaysia có riêng Bộ pTNT, trung Quốc có đài truyền hình nông nghiệp – nông thôn, nhằm chuyển giao nhanh kiến thức khuyến nông cũng như xây dựng NTM. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, dù có to lớn đến đâu, thì nhất thiết vẫn phải có chính sách thu hút đầu tư của DN về với nông thôn. Hiện có rất ít DN đứng chân ở nông thôn, vì sản xuất nông nghiệp thường gặp rủi ro, DN nông thôn thu lãi thấp. Bởi thế luôn luôn luẩn quẩn 2 mâu thuẫn lớn: giữa sản xuất nhỏ với thị trường lớn, giữa hiệu quả thấp với rủi ro cao. Cho nên rất cần có cơ chế chính sách ưu đãi lâu dài để DN gắn với nông thôn, nhằm đạt mục đích “DN đưa nông dân ra thị trường” và “ đưa thị trường về với nông thôn”. trên cơ sở đó, nông dân có cơ hội tham gia đầu tư cho sản xuất của bản thân và cả cộng đồng. Chính phủ đã quyết định ổn định 3,7 triệu ha đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo nông dân sản xuất lúa có lãi 30-40%, nhưng cần thiết phải có chính sách bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm cho nông dân bị thu hồi đất, bảo hiểm cho người mới lập nghiệp, bảo hiểm và có tiền hưu cho nông dân quá tuổi lao động, cần có chính sách hỗ trợ thiết thực cho nông dân chuyển đổi nghề,v.v. Xây dựng NTM là hợp ý Đảng, lòng dân. Muốn vậy, song song việc kiện toàn các cấp ủy Đảng và chính quyền xã, thì cần tổ chức lại các tổ chức hội và đoàn thể nông thôn, để làm sao trở thành tổ chức thật sự của người dân. Đặc biệt, thường xuyên quan tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ cơ sở thôn, bản, xóm, vì đây là cánh tay nối dài của chính quyền xã, gần dân nhất, thấu hiểu nguyện vọng của dân nhất. Bởi thế, cần công khai và phổ thông việc dân bầu trực tiếp cán bộ lãnh đạo từ cơ sở thôn, bản, xóm cho đến xã, nhưng cần loại bỏ hình thức bầu trực tiếp bí thư Đảng theo “chỉ định” có từ trước. |
Phải có chính sách thu hút đầu tư của DN về nông thôn
3