ngày 23/12, tại tp hải phòng, bộ xây dựng và ubnd tp hải phòng đã tổ chức lễ công bố quy hoạch xây dựng vùng duyên hải bắc bộ. thứ trưởng bộ xây dựng trần ngọc chính tới dự.
vùng duyên hải bắc bộ gồm 5 tỉnh và tp: hải phòng, quảng ninh, thái bình, nam định và ninh bình. vùng có diện tích tự nhiên 12.005,79km2. dân số 7.606.563 người (năm 2005), trong đó dân số đô thị chiếm 24,54% bằng 1.849.505 người. mục tiêu phát triển của vùng duyên hải bắc bộ là nhằm phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển thành vùng kinh tế tổng hợp (công nghiệp, du lịch và dịch vụ…), có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, đặc biệt là chiến lược kinh tế biển việt nam; phát huy vai trò cửa ngõ hướng biển của miền bắc việt nam trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, đảm bảo phát triển bền vững cho toàn vùng. quy hoạch vùng duyên hải bắc bộ tập trung vào 4 nội dung lớn gồm: phát triển không gian; phát triển công nghiệp và kinh tế biển; phát triển các vùng du lịch; định hướng phát triển giao thông. – về phát triển không gian vùng: các đô thị vùng duyên hải bắc bộ phân bố đồng đều dọc theo các trục giao thông và ven biển duyên hải. tp hải phòng (đô thị loại 1) và tp hạ long (đô thị loại 1) là đô thị cấp quốc gia và vùng liên kết thành trung tâm cấp vùng. đô thị cấp vùng tỉnh và phân vùng gồm: móng cái, nam định, thái bình, ninh bình. tiếp đó là các đô thị cấp huyện. về phân loại đô thị, có 3 đô thị loại 3 là cẩm phả, uông bí, tam điệp; có 21 đô thị loại 4 là các thị xã – đô thị chuyên ngành, gồm: quảng hà, cái rồng, mạo khê, quảng yên (quảng ninh), minh đức, núi đèo, an dương, tiên lãng, vĩnh bảo, núi đối, cát bà, an lão (hải phòng), diêm điền, tiền hải, đông hưng (thái bình), yên định, gôi, cổ lễ, ngô đồng (nam định), nho quan, phát diệm (ninh bình). về đô thị loại 5, có 33 đô thị, trong đó có 14 đô thị mới là các thị trấn trung tâm huyện và thị trấn. – về phát triển các vùng du lịch: đây là tiềm năng rất lớn, đặc biệt tập trung ở quảng ninh, hải phòng, ninh bình. – về phát triển công nghiệp và kinh tế biển: tp hải phòng và tp hạ long là đô thị hạt nhân, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo và phát triển công nghiệp công nghệ cao như: đóng tàu, sản xuất vlxd, luyện kim, điện năng, cơ khí, điện tử, chế biến thuỷ hải sản… các vùng đối trọng là vùng công nghiệp ql18, tập trung phát triển công nghiệp năng lượng, vlxd, khai thác và chế biến khoáng sản, cơ khí, phát triển trục không gian công nghiệp – đô thị theo hành lang kinh tế côn minh – hạ long và phát triển theo hướng hạ long – móng cái. khu công nghiệp đô thị gắn với đường cao tốc ven biển, tập trung phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất nông nghiệp. vùng công nghiệp gắn với đô thị thái bình, nam định, ninh bình, tập trung phát triển ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện tử, cơ khí nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm; vùng công nghiệp vlxd ninh bình hạn chế phát triển. vùng trọng điểm công nghiệp, tập trung chủ yếu ở hải phòng và quảng ninh, tạo thành hành lang kinh tế chủ đạo của vùng, kết nối với ql5, ql18, ql10 với vùng thủ đô hà nội thành hành lang đô thị mạnh với các đô thị trung tâm phát triển lớn và các cụm công nghiệp – đô thị dịch vụ xen kẽ trên toàn trục, hình thành một vùng phát triển động lực cho vùng. – về định hướng phát triển giao thông: xây dựng mới tuyến đường ô tô tốc độ cao hà nội – hải phòng , nội bài – hạ long – móng cái; xây dựng tuyến đường sắt ven biển; xây dựng tuyến đường sắt duyên hải; xây dựng cảng nước sâu quốc tế tại hải phòng và hệ thống cảng địa phương; xây dựng mới sân bay vân đồn, nâng cấp cảng hàng không cát bi trở thành cảng hàng không quốc tế dự bị cho sân bay quốc tế nội bài… |
Phát huy vai trò cửa ngõ hướng biển
157
Bài trước