Trang chủ » Phiên họp 15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về Dự án Luật Quy hoạch đô thị và Dự án Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số

Phiên họp 15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về Dự án Luật Quy hoạch đô thị và Dự án Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số

chiều 24/12, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 15, ủy ban thường vụ quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án luật quy hoạch đô thị và dự án pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 pháp lệnh dân số năm 2003.

* còn ý kiến khác nhau về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị

so với dự thảo luật đã trình quốc hội tại kỳ họp thứ 4, dự thảo luật quy hoạch đô thị mới gồm 76 điều, giảm 5 điều, trong đó bỏ 3 điều, nhập 8 điều, thêm hai điều, sửa đổi và chỉnh lý kỹ thuật, văn phong 71 điều. cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo trình ủy ban thường vụ quốc hội xem xét và cho ý kiến về một số nội dung lớn về: tên gọi của dự thảo luật; mối quan hệ giữa luật quy hoạch đô thị với các luật có liên quan, giữa quy hoạch đô thị với các quy hoạch khác; phân loại đô thị; hội đồng kiến trúc quy hoạch và kiến trúc sư trưởng; trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch; thời hạn quy hoạch đô thị; thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đô án quy hoạch đô thị; quản lý xây dựng không gian ngầm; việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật quy hoạch đô thị.

tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận vấn đề còn có ý kiến khác nhau về trách nhiệm tổ chức quy hoạch đô thị. về vấn đề này, cơ quan soạn thảo cho rằng: dự thảo luật đã quy định thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch đô thị theo hướng phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương, đề cao trách nhiệm của địa phương trong công tác quy hoạch đô thị. riêng đối với thủ đô hà nội và thành phố hồ chí minh là hai đô thị đặc biệt, có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với quốc gia, có sức lan tỏa với khu vực xung quanh. qua việc tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng thủ đô hà nội và vùng thành phố hồ chí minh cho thấy, việc tổ chức lập quy hoạch chung của hai đô thị này phải được đặt trong mối quan hệ với vùng xung quanh, bảo đảm khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng và lợi thế, tài nguyên thiên nhiên, đất đai đô thị và các nguồn lực khác cho phát triển chung của toàn vùng. mặt khác, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm đảm bảo chất lượng và tính khả thi cả các quy hoạch. dự thảo luật quy định thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch chung đô thị loại đặc biệt cho bộ xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu trên.

theo uỷ ban kinh tế- cơ quan chủ trì thẩm tra thấm tra dự án luật, thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch đô thị là vấn đề quan trọng cần cân nhắc, xem xét kỹ để đảm bảo quy hoạch đô thị được lập một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở từng cấp, từng địa phương, định hướng tốt cho việc phát triển đô thị trong tương lai. ủy ban kinh tế cho rằng, chính quyền đô thị là người nắm vững, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện cả về thực trạng, triển vọng, yêu cầu phát triển của đô thị đó trong mối quan hệ gắn bó với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.vì vậy đề nghị quy định thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch đô thị theo hướng đề cao vai trò trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện trong việc tổ chức lập quy hoạch đô thị tại địa phương. đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên để ubnd thành phố tổ chức lập quy hoạch đô thị, bộ xây dựng tổ chức thẩm định, thủ tướng chính phủ phê duyệt. việc bộ xây dựng thẩm định từ nhiệm vụ quy hoạch đến nội dung quy hoạch sẽ đảm bảo được mối quan hệ giữa quy hoạch thủ đô hà nội cũng như các thành phố đặc biệt khác với các vùng lân cận. kinh nghiệm một số nước trong khu vực cũng giao cho chính quyền đô thị là người tổ chức lập quy hoạch đô thị.

thảo luận về vấn đề này, các đại biểu trương thị mai ( uỷ ban các vấn đề xã hội) và ksor phước (chủ tịch hội đồng dân tộc) đã ủng hộ quan điểm của cơ quan chủ trì thẩm tra. phó chủ tịch qh uông chu lưu ủng hộ phương án với những thành phố đặc biệt cần giao cho bộ xây dựng tổ chức lập quy hoạch và thuê tư vấn thẩm định, các thành phố còn lại sẽ phân cấp cho các địa phương tổ chức lập quy hoạch đô thị. đại biểu nguyễn văn thuận (chủ nhiệm uỷ ban pháp luật) cho rằng: rất cần có sự quản lý tập trung trong công tác quy hoạch đô thị , tránh phá vỡ cảnh quan chung. phó chủ tịch quốc hội nguyễn đức kiên nêu: dự thảo cần có điều điều quy định về quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị do bộ xây dựng chủ trì xây dựng, trình chính phủ quyết định. về thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch, phê duyệt nội dung và đề án có liên quan, nếu thực hiện phương án của cơ quan soạn thảo, dự thảo luật cần quy định rõ cơ quan thẩm định quy hoạch do bộ xây dựng lập. cần cân nhắc đặc thù của nước ta: hà nội trung tâm chính trị của cả nước, thành phố hồ chí minh có vai trò rất lớn với cả vùng nên xác định theo hướng giao cho bộ xây dựng thực hiện việc tổ chức lập quy hoạch đô thị. quy hoạch đô thị do chính quyền địa phương lập sẽ do bộ xây dựng tổ chức thẩm định

* mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con

cũng trong chiều nay, uỷ ban thường vụ quốc hội cũng thảo luận, cho ý kiến về dự án pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 pháp lệnh dân số.

tờ trình của chính phủ về dự án nêu rõ một số kết quả đã đạt được sau 5 năm thực hiện pháp lệnh. tuy nhiên, việc quy định thiếu chặt chẽ tại điều điều 10 pháp lệnh dân số năm 2003: “ mỗi cặp vợ chống, cá nhân có quyền quyết định số con” đã làm cho việc thực hiện chỉ tiêu giảm sinh hàng năm thêm khó khăn. khắc phục tình trạng này, từng bước đưa công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ngày càng đi vào nền nếp, tạo điều kiện cho việc thông tin giáo dục, truyền thông rõ ràng cụ thể, cần thiết phải có cách hiểu thống nhất về quy mô gia đình ít con, thực hiện có hiệu quả việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công tác dân số , kế hoạch hoá gia đình, việc ban hành pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 pháp lệnh dân số năm 2003 là hết sức cần thiết.

thảo luận về vấn đề này, các uỷ viên uỷ ban thường vụ quốc hội đều tán thành về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung điều 10 pháp lệnh dân số năm 2003 để thực hiện mục tiêu giảm sinh hàng năm, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. các đại biểu cho rằng: việc sửa đổi pháp lệnh cần bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, kết hợp giữa ý kiến của cơ quan thẩm tra và tờ trình của chính phủ; kết hợp sửa điều 10 và điều 4 của pháp lệnh dân số 2003. các đại biểu nhấn mạnh: cần nghiêm túc khắc phục những bất cập trong công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình theo hướng đảm bảo quy mô ít con trong mỗi gia đình, cần quy định rõ mỗi gia đình chỉ có 1-2 con. các đại biểu cho rằng quy định như vậy không vi phạm công ước quốc tế xóa phân biệt đối xử với phụ nữ mà nước ta đã tham gia. quy định rõ ràng như vậy thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện. để công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình đạt hiệu quả cao, cần coi trong công tác tuyên truyền, củng cố tổ chức làm công tác dân số, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, có chính sách khuyến khích sinh đẻ ít con…. những ý kiến của các đại biểu sẽ được ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa, dự kiến trình uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua vào cuối phiên họp này./.

Banner

Có thể bạn cũng thích

Về KIẾN TRÚC.VN

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

©2006-2025. All Right Reserved. Designed and Developed by kientruc.vn.