– “hà nội đã mở rộng, tương lai ngày càng không thể chấp nhận đất ở bình quân chỉ hơn 10m2/người như dự án qui hoạch cơ bản sông hồng tính toán!” – ts.kts đào ngọc nghiêm, phó chủ tịch hội qui hoạch phát triển đô thị hà nội nhận định… ý kiến (trên) của ông đào ngọc nghiêm là một trong khá nhiều ý kiến “lật giở” lại đồ án qui hoạch cơ bản phát triển sông hồng đoạn qua hà nội của các kiến trúc sư và nhà qui hoạch việt nam, đặt trong bối cảnh mới thủ đô đã mở rộng, thêm nhiều điều kiện mà trước đây, thời điểm năm 2006, khi đồ án này bắt đầu triển khai nghiên cứu, chưa xuất hiện… một số qui hoạch cũ nay không còn thích hợp! theo pgs.ts huỳnh đăng hy – tổng thư ký hội qui hoạch phát triển đô thị việt nam, tổng diện tích đất phát sinh do “lăn đê” (đất giữa đê cũ và đê mới) do tổ hà nội – seoul đề xuất là 2.462ha cần phải được qui hoạch lại cusử dụng hợp lý và phù hợp với qui hoạch chung thủ đô hiện tư vấn posco e&c và jina architect perkin eastinan đang nghiên cứu. “các đồ án qui hoạch chung hà nội được duyệt năm 1998, qui hoạch chi tiết quận tây hồ được duyệt năm 2000 không còn thích hợp. việc xây dựng đê mới, gia cố toàn bộ hệ thống đê hai bên sông này là cơ sở rất quan trọng để lập đồ án qui hoạch chung điều chỉnh của hà nội mở rộng” – ông hy nói.
theo ts. nguyễn hoàn, đề xuất xây dựng đê mới bao quanh các bãi nổi trong dòng sông hồng cần được tính toán chu đáo hơn, bởi nói có thể làm mất dung tích điều tiết lũ, khiến mực nước sông hồng đoạn qua hà nội cao thêm… tính ổn định của các đê bao đó qua nhiều mùa mưa lũ sẽ ra sao? bài toán kinh tế giữa vốn đầu tư xây dựng đê bao với diện tích đất thu được thế nào? còn gs.tskh.kts nguyễn thế bá – chủ tịch hội qui hoạch phát triển đô thị việt nam thì lưu ý: “trị thủy sông hồng bằng các giải pháp đê điều là cách đặt vấn đề hoàn toàn chính xác, ta thường nói nhất thủy nhì hỏa – nó chẳng trừ một ai! tuy nhiên, đợt mưa lớn ở hà nội vừa qua đã cho chúng ta – các kiến trúc sư, nhà qui hoạch thêm bài học lớn: đừng chủ quan trước những tai họa thiên nhiên trong quá trình xây dựng thành phố, mà hôm nay ta nên vận dụng ngay vào góp ý qui hoạch cơ bản sông hồng này…”. bờ, bãi sông hồng nên ưu tiên thành công viên! mặc dù chưa phải đồ án qui hoạch chi tiết, các minh họa tỉ lệ công trình – theo tổng thư ký huỳnh đăng hy là “sai, quá lớn, quá cao so với tỉ lệ bản đồ“… song ý tưởng xây dựng thành phố với những nhà chọc trời dọc đôi bờ sông hồng thời gian qua đã đủ làm nhiều người lo ngại và bức xúc. các chuyên gia cho rằng, sông hồng thuộc hệ “đa quốc gia”, còn hà nội “… lại tiện hướng nhìn sông, tựa núi” – song dự án lại “trưng” hàng loạt dãy nhà bê-tông hình hộp như những cột rào to ngất bên bờ sông, vướng tầm “nhìn sông” theo phong cách việt nam.
gs.tskh nguyễn tài (đh dân lập phương đông) cho rằng, sự lo ngại còn ở chỗ khoảng trời nước mênh mông mà thiên nhiên ban tặng cho hà nội sẽ bị các cao ốc này che chắn, sông hồng khi đó sẽ bị cầm tù và xuất hiện những đoạn “sông tô lịch” tiếp theo! “cần đặt dự án trong bối cảnh hiện nay: quỹ đất thủ đô đã tăng đáng kể. việc tìm kiếm đất để xây các đô thị mới, nhà cao tầng… nhằm tái định cư cho dự án, hoặc thu hồi vốn không còn nan giải như trước đây” – ông tài nêu ý kiến. theo vị giáo sư này, dự án qui hoạch cơ bản sông hồng nên lấy mục tiêu chính là bảo đảm an toàn cho các khu dân cư, làm đẹp cảnh quan và bảo vệ môi trường chứ không nên coi mục tiêu chính là nhằm có thêm quỹ đất. đồng quan điểm này, ts. nguyễn văn bức (công ty cp tư vấn quốc tế và xây dựng giao thông hn) cho biết, hiện nay hà nội là một trong sáu thành phố lớn nhất thế giới, tiềm năng to lớn về đất đai, cảnh quan và cả thiên nhiên… để tạo nên các khu nghỉ dưỡng và vui chơi tổng hợp (theme park) diện tích hàng nghìn hec-ta tại ba vì, chùa hương, suối hai, lương sơn, đồng mô… do đó khu vực bãi sông hồng nên được ưu tiên làm công viên sinh thái và vui chơi giải trí có tính chuyên đề, phục vụ trực tiếp nhu cầu dân nội thành. cũng như vậy, gs.ts lâm quang cường (đh xây dựng) kết luận cho nghiên cứu của mình: “khu vực sông hồng là không gian yên tĩnh của thủ đô. việc tạo thêm diện tích đất để xây nhà, nhất là lại toàn công trình cao tầng tại đây không phải mục đích chính của dự án. do đó, xây dựng đô thị trong khu vực này (nếu có) nên tuân thủ mật độ xây dựng thấp, tầng cao vừa phải – tốt nhất chỉ nên xây biệt thự hoặc nhà vườn cao 2 – 3 tầng, chung cư chỉ 10 – 12 tầng mà thôi“! ngay cả với bãi giữa sông hồng, gs. ts vũ tất uyên cũng cho rằng nên qui hoạch thành khu vui chơi, không chỉ vì mục đích chống lũ mà còn bởi nhiều lợi ích khác của cộng đồng. tất cả các vấn đề liên quan đến qui hoạch sông hồng (dù cơ bản hay chi tiết), chủ tịch hội qui hoạch phát triển đô thị việt nam cho biết đông đảo các chuyên gia qui hoạch thuộc hội luôn “ở tư thế sẵn sàng” tham gia, nhằm cống hiến một đồ án mà đáng lý đã phải có từ rất lâu, cho hà nội.
|