Theo dự kiến, cuối tuần này, Hội đồng thẩm định Nhà nước sẽ có phiên họp thứ 2 thẩm định đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội (QHC). Một nội dung lớn được đề cập lồng ghép trong đồ án này là việc quy hoạch 2 bên sông Hồng. “Đây là đồ án lớn, đa mục tiêu, độ phức tạp cao, nhạy cảm lớn, vừa mang ý nghĩa an ninh quốc gia, an ninh khu vực”, ông Đỗ Viết Chiến, phó chủ nhiệm văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội nhận định.
Ông Chiến cho biết, đồ án QHC xác định ngay từ đầu sông Hồng là trục cảnh quan chính của Hà Nội trung tâm. Mục tiêu đồ án quy hoạch sông Hồng không thay đổi lớn. trị thủy vẫn là mục tiêu hàng đầu. Tiếp đó là củng cố hệ thống đê điều tốt hơn và cư dân ngoài bãi được sống ổn định, công bằng so với các dân cư đô thị khác của Hà Nội. Hiện nay, cư dân ngoài bãi không được cấp đất, cấp phép xây dựng cho dù họ vẫn sống, vẫn tiếp tục xây dựng, phát triển. Nếu không triển khai quy hoạch hai bên sông Hồng thì bức tường bê tông tự phát dọc sông tiếp tục phình ra. Dòng chảy tiếp tục bị thu hẹp. Dân cư ngoài bãi (xấp xỉ 20 vạn người) và cả dân cư toàn thành phố tiếp tục bị nguy hiểm trước lũ. Bởi khi dòng chảy bị thu hẹp, lũ lớn gây nguy cơ phá vỡ đê mà cốt của Hà Nội 6,8m trong khi đỉnh lũ năm 1971 là 14,13m, chênh lệch 6 – 8m nước. “Lúc đó là vấn đề an ninh quốc gia, an ninh cho Hà Nội chứ không riêng người dân cư ngoài bãi”, ông Chiến nói. Ông Chiến phân tích tiếp: Nếu bức tường bê tông tiếp tục loang ra thì tính mạng của 20 vạn con người vẫn nằm trong vùng lũ. Kèm theo đó là thảm họa môi trường. Ước tính, khu vực ngoài đê có khoảng 5.000 bể phốt. Mỗi lần lũ thì thoát đi đâu? Theo ông Chiến, nếu tác động vào sông Hồng sớm một bước thì có thể tận dụng được thời cơ. “7,1 tỷ USD là số tiền dôi ra được từ việc trị thủy, dôi ra quỹ đất hai bên đưa vào phát triển đô thị. Tức là 7,1 tỷ không phải là tiền nhà nước mà là dự án nuôi dự án”. Còn nếu không làm, đáng buồn, Hà Nội – đô thị dọc sông lại tiếp tục quay lưng vào sông. Ông Chiến nhắc lại: Đối với sông Hồng, có hai sự lựa chọn. Hoặc là không quy hoạch, không triển khai các dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị, để khu vực đô thị dọc sông phát triển tự phát. Hoặc là nếu làm thì thời điểm này hội tụ khá nhiều điều kiện cần và đủ. Thứ nhất, ngày 1/7/2007 Luật Đê điều có hiệu lực, cho phép các địa phương có tuyến đê đi qua quy hoạch tuyến hành lang thoát lũ, củng cố đê điều vững chắc, bảo đảm an toàn. trước đây thì khác, hễ cứ động vào đê là không được. “Hà Nội từng thí điểm nhiều dự án với quy mô khác nhau nhưng không tài nào duyệt được vì pháp lệnh đê điều không cho phép” – ông Chiến nói – “Như vậy là rào cản pháp luật không còn”. Thứ hai là cơ sở khoa học. trước đây có những nhà khoa học nghiên cứu nhiều năm dòng chảy sông Hồng nhưng vẫn không làm được vì không trả lời được câu hỏi thoát lũ thượng lưu và hạ lưu của sông. Tuy nhiên, từ tháng 6/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về quy hoạch thoát lũ toàn bộ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình thế nên tất cả các địa phương có sông đi qua đều có đầu bài. Hà Nội là địa phương đi tiên phong giải đầu bài ấy. Người ta vẫn nghĩ cách giải được đề xuất bởi Hàn Quốc nhưng trên thực tế người Hàn Quốc thuê các chuyên gia Việt Nam, cụ thể là Viện Khoa học thủy lợi và Viện Quy hoạch thủy lợi (hai đơn vị lớn của Bộ NN&pTNT) vào cuộc. Cho đến nay, kết quả nghiên cứu cơ bản giống nhau. Bây giờ dự án đang xúc tiến nghiên cứu giai đoạn 2 và nâng tầm lên cấp quốc gia. Soeul tiếp tục hỗ trợ chạy mô hình vật lý thủy lực để kiểm tra các bước tính toán trước đấy có chính xác hay không. Nếu kết quả kiểm tra cho câu trả lời là làm được thì có thể yên tâm về cơ sở khoa học. Thứ ba là vấn đề nguồn lực thực hiện. Như đã nói, nếu tận dụng được cơ hội thì có nguồn lực nuôi dự án. Bằng không, nếu thêm một mùa thôi, dân “gặm nhấm” hết, tất cả sẽ về con số O, mọi nguồn lực bị triệt tiêu. Vấn đề thứ tư là mô hình để thực hiện. trước kia người ta cứ phân vân chọn mô hình nào vì sông Hồng quá dữ, chẳng giống sông nào trên thế giới. Thì nay ta chọn mô hình sông Hàn vì chế độ thủy văn sông Hàn có những nét tương đồng với sông Hồng. Mùa khô và mùa lũ chênh nhau cả chục mét nước. “Chọn là chọn kinh nghiệm trị thủy thành công của người Hàn Quốc cách đây 20 năm, chứ không phải đem mô hình sông Hàn úp cho sông Hồng”. Vấn đề thứ năm, theo ông Chiến, chưa bao giờ Hà Nội thực hiện một dự án có sự quyết tâm cao của nhà nước như dự án quy hoạch hai bên sông Hồng như hiện nay. Bằng chứng là Thủ tướng Chính phủ giao ban chỉ đạo QHĐTXD Vùng thủ đô Hà Nội chỉ đạo UBND Tp Hà Nội lập quy hoạch và thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sông Hồng. phó Thủ tướng Hoàng trung Hải là trưởng ban chỉ đạo. Còn Tp Hà Nội thì dựa vào lực lượng tư vấn quốc tế và trong nước. Ngoài ra, đồ án còn nhận được sự đồng thuận của người dân. Kết quả 2 lần triển lãm đồ án nghiên cứu quy hoạch cơ bản hai bên sông Hồng đã khẳng định điều đó. |
Quy hoạch hai bên sông Hồng: Hà Nội đã hội tụ nhiều điều kiện cần và đủ?
2
Bài trước