Rắc rối tranh chấp quyền sở hữu ở chung cư: liệu có phải do luật?

sự thiếu chặt chẽ trong các quy định của luật pháp được xem là căn nguyên dẫn tới tranh chấp dân sự giữa chủ căn hộ và chủ đầu tư, theo ý kiến của luật sư và đại diện bộ xây dựng tại hội thảo bàn về quyền sở hữu chung và riêng ở chung cư vừa tổ chức tại tp.hcm.

thời gian qua, tranh chấp giữa chủ căn hộ và bên đầu tư xoay quanh chuyện không có tiện ích ở các chung cư như khi rao bán cũng như ai là chủ không gian công cộng ở chung cư. trong khi cư dân chung cư botanic (phú nhuận) không chấp nhận nhà để xe là sở hữu của chủ đầu tư, thì ở hà nội, cư dân chung cư 17 tầng không đồng ý để chủ đầu tư cơi nới tầng thượng để cho đơn vị khác thuê.

tham dự hội thảo, bộ trưởng bộ xây dựng nguyễn hồng quân đồng ý với ý kiến quy định pháp luật cần phải có hướng dẫn chi tiết hơn. ông thừa nhận có một số trường hợp hiện nay khó xác định quyền sở hữu theo quy định hiện hành. như phân tích của các luật sư, người mua chỉ còn biết đọc thật kỹ hợp đồng mua bán trước khi mua để tránh phải các rắc rối sau này. ở nước ngoài, khi chào bán chung cư với các dịch vụ tiện ích đi kèm như nhà để xe, sân chơi, nhà trẻ, thì đó cũng là một lời chào mời và bên bán phải có nghĩa vụ thi hành. trên thực tế, cư dân chung cư mỹ vinh (q.3) đã không nhận được các tiện ích như đã được hứa hẹn.

ý kiến cư dân chung cư cho rằng, cần có ban quản trị bảo vệ quyền lợi của người sống trong chung cư hoàn toàn phù hợp với quy chế quản lý chung cư mà bộ xây dựng ban hành ngày 28.5.2008. thực tế chưa thấy vai trò của ban quản trị trong các vụ tranh chấp vừa qua. ở nước ngoài, sau khi xây dựng và hoàn tất việc mua bán, chủ đầu tư rút lui và để ban quản trị điều hành chung cư. cũng theo quy chế của bộ xây dựng, ban quản trị hoặc chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà chung cư còn có trách nhiệm thông báo trực tiếp, công khai đến các tổ chức, cá nhân trong khu nhà biết những hành vi bị nghiêm cấm như: cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư; phân chia, chuyển đổi phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung trái quy định; gây tiếng ồn quá mức… nếu áp dụng đúng theo quy chế này, thì tình trạng tranh chấp có thể không diễn ra như vừa qua.

p.v (tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *